Giới thiệu Xã Chiềng Đông
Lượt xem: 4810

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

  1. Giới thiệu chung

Xã Chiềng Đông nằm ở vị trí phía Tây Bắc huyện Yên Châu. Độ cao so với mặt nước biển từ 300m - 1.500m. Tọa độ địa lý điểm trung tâm: 21008’20’’ độ vĩ Bắc, 104015’10’’ độ kinh Đông. Tứ cận: Phía bắc giáp xã Húa Nhàn, huyện Bắc Yên và xã Nà Bó, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn; Phía đông giáp xã Mường Khoa, Hua Nhàn, Tạ Khoa, huyện Bắc Yên và xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu; Phía nam giáp xã Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, huyện Yên Châu; Phía tây giáp xã Nà Bó, Cò Nòi, huyện Mai Sơn. Đặc điểm địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, đồi núi chiếm trên 80% tổng diện tích tự nhiên, có địa hình đồi thoai thoải, đồi bát úp, ngoài ra là các dãy đồi, núi cao. Có 3 dạng địa hình, bao gồm các dải đất nhỏ hẹp, tập chung chủ yếu ở khu vực bản Đông Tấu, Luông Mé, bản Chai … Dạng địa hình này có độ dốc < 150 (chiếm khoảng 5% diện tích). Địa hình thoai thoải, đồi bát úp (chiếm 20% diện tích): Tập trung ở các bản vùng thấp, có độ cao từ 350 - 700 m, độ dốc trung bình từ 150 - 350 … Phù hợp với các loại cây trồng như ngô, sắn, đậu, đỗ, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp. Địa hình đồi núi cao, chiếm phần lớn diện tích đất đai của xã (75% diện tích), chủ yếu là những dãy núi, tập trung ở khu vực đèo Chiềng Đông, đèo Chẹn và dải núi xã Mường Khoa. Từ trụ sở Ủy ban nhân dân xã đến thị trấn huyện Yên Châu 12 km theo dọc quốc lộ 6, đến Thành phố Sơn La 48 km theo dọc quốc lộ 6.

Bản đồ hành chính xã Chiềng Đông

Trụ sở UBND xã Chiềng Đông

Tổng diện tích tự nhiên 7.232,80 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 6.246,40 ha; đất lâm nghiệp 3.725,82 ha; đất chuyên dùng 93,94 ha; đất ở 43,58 ha; đất nghĩa trang 35,57 ha và đất chưa sử dụng 750.33 ha.

Khí hậu, thủy văn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa. Mùa hè nóng ẩm trùng với mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 10, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8, lượng mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên lượng mưa lớn, địa hình dốc, độ che phủ của rừng thấp, gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ ống, lũ quét làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi, gây thiệt hại cho sản xuất và tài sản của nhân dân. Nhiệt độ trung bình 250C. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 350C - 370C. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 160C-180C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.150mm/năm. Số ngày mưa bình quân khoảng 135 ngày/năm. Độ ẩm trung bình 81%, độ ẩm và lượng bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Mùa khô lượng bốc hơi cao, mùa mưa lượng bốc hơi ít, độ ẩm cao.

Chiềng Đông là đầu nguồn của suối Vạt với lưu lượng nước đáp ứng đủ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong xã cũng như các xã lân cận có dòng suối chảy qua. Do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống suối độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt, đặc trưng ở địa phương nhiều sương mù, sương muối, mưa phùn, dông, mưa đá, ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, rét đậm, rét hại thường xảy ra. Nguồn nước phục vụ dân sinh, sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã sử dụng chủ yếu từ hai nguồn sau: Nguồn nước mặt, là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao, hồ chứa, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống suối Vạt. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch. Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều tập trung chủ yếu ở vùng thấp, nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô, phần lớn mặt nước các suối đều thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư, nên hạn chế khả năng khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống. Nguồn nước ngầm, hiện chưa có số liệu điều tra chính xác về chữ lượng. Song qua khảo sát sơ bộ ở một số nơi thuộc khu vực trục quốc lộ 6, nước ngầm đã được nhân dân khai thác tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt bằng hình thức giếng đào, mó nước nóng (hệ thống nước tự chảy từ mó nước nóng cho các bản Đông Tấu, Luông Mé, bản Chai, Nặm Ún và khu trung tâm xã). Tuy nhiên nguồn nước ngầm khai thác rất khó khăn và ít hiệu quả.

Tài nguyên thiên nhiên, theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, xã Chiềng Đông có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính 7.232,80 ha, diện tích sử dụng các nhóm đất như sau: Nhóm đất nông nghiệp 6.246,40 ha chiếm 86,3% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất phi nông nghiệp 236,07 ha chiếm 3,26% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng 750.33 ha chiếm 10,2% tổng diện tích tự nhiên. Đất khu dân cư nông thôn 43,58 ha chiếm 0,60% tổng diện tích tự nhiên. Khoáng sản có đã vôi và niken (đang khảo sát và thăm dò). Thực vật tự nhiên có các loại rau, măng, củ, quả, phong lan. Đồng vật hoang dã có chim, cáo, nai, khỉ…

Rừng núi, đồi, đèo dốc, hang động: Rừng chủ yếu là rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng trồng. Tuy nhiên trữ lượng gỗ không lớn, chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng với các loại cây gỗ hỗn tạp như: Dẻ, thồ lộ, tếch, lát,… Hệ động vật rừng do nạn săn bắn và đốt phá rừng đã làm suy giảm, hiện chỉ còn lại sóc, cáo … Năm 2015, diện tích đất rừng sản xuất của toàn xã 2.606,28 ha, chiếm 36,0 % diện tích đất tự nhiên của xã. Núi có Pu Huốt, Pha Hán, Khau Cản. Đồi có Sắn Cang, Sắn Đán, Pom Pó, Sắn Soi… Đèo Chiềng Đông thuộc xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu. Đèo Chiềng Đông vắt qua các dãy núi hiểm trở, cao hơn 800 m so với mặt nước biển, nối liền huyện Yên Châu với huyện Mai Sơn của tỉnh Sơn La. Đèo dài 9 km, chân đèo từ km 253 lên đến đỉnh là km 261 - ngã ba Cò Nòi. Với độ dốc hơn 10%, cùng những khúc cua tay áo. Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy con đường ngoằn ngoèo, uốn lượn với một bên là vách núi cao, bên kia là vực sâu hun hút.

Một góc rừng núi xã Chiềng Đông

Sông suối, hồ, thác gồm 02 suối chính là suối Vạt (từ đầu nguồn bản Na Pản, Luông Mé), suối Hịt (từ bản Nhôm đến bản Chai, Luông Mé). Có hồ Huổi Vanh.

Công trình thủy lợi đập Huổi Vanh

  1. Dân cư

Theo Báo cáo dân số và biến động dân số năm 2016, dân số các dân tộc xã Chiềng Đông như sau:

Dân tộc

Giới tính

Tổng cộng

Nam

Nữ

Kinh

44

48

92

Thái

3892

3549

6680

Mông

278

278

556

Khơ Mú

7

2

9

Tổng cộng

4.221

3.877

8.098

Gồm có 4 dân tộc sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú nằm rải rác trên 14 bản như sau:

STT

Tên bản

Số hộ

Số dân

Dân tộc

Cách trung tâm xã

Tọa độ trung tâm

Vĩ độ

Kinh độ

1

Bản Nhôm

134

632

Thái

4 km

21008’01”

104012’59”

2

Bản Chủm

139

635

Thái

2,5 km

21007’40”

104013’18”

3

Bản Hượn

116

540

Thái

2,0 km

21007’23”

104013’29”

4

Bản Chai

228

885

Thái

1,0 km

21006’57”

104013’37”

5

Huổi Pù

81

363

Thái

1,0 km

21006’40”

104013’03”

6

Thèn Luông

132

557

Thái

1,0 km

21010’21”

104013’46”

7

Nặm Ún

117

460

Thái

1,5 km

21006’11”

104013’32”

8

Luông Mé

241

957

Thái, Kinh

0,2 km

21006’06”

104014’00”

9

Đông Tấu

227

1072

Thái

0,5 km

21006’35”

104013’50”

10

Na Pản

284

1380

Thái, Khơ Mú

2,5 km

21007’19”

104014’15”

11

Huổi Siểu

33

194

Mông

8,0 km

21006’46”

104017’50”

12

Keo Bó

37

189

Mông

17 km

21010’55”

104013’24”

13

Púng Khoai

31

173

Mông

16 km

21010’11”

104012’44”

14

Giao thông

20

61

Kinh

1,0 km

21009’09”

104011’55”

II. KINH TẾ - XÃ HỘI

  1. Kinh tế

Nông nghiệp: Diện tích đất cấy lúa 163,10 ha, chiếm 2,25 % tổng diện tích tự nhiên, đất trồng cây lâu năm 210,65 ha, chiếm 2,91 % diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuôi trồng thủy sản của xã 19,32 ha, chiếm 0,26% diện tích đất tự nhiên. Những cây trồng từ lâu đời tại xã như xoài, me, chuối, bưởi. Diện tích cây ăn quả 80,0 ha chiếm 100% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm, chủ yếu là cây xoài, nhãn, vải, chuối … Cây ăn quả lâu năm ngày càng phát triển mạnh với mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giảm dần diện tích đất cây hàng năm trên đất dốc, đưa thu nhập từ 1 ha cây ăn quả lên 25 - 30 triệu đồng. Những cây trồng mới được đưa về xã như ngô, nhãn, mơ (Vân Nam), mận hậu, tếch, khế, xoài ghép, tre (Bát Độ), luồng… Cây lương thực được tập trung phát triển, trong đó chú trọng cây lúa, cây ngô. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, trình độ thâm canh của các hộ còn hạn chế, chậm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, do đó năng suất một số cây trồng chưa cao.

Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã hiện có 3.725,82 ha, chiếm 51,5% diện tích đất tự nhiên, (rừng sản xuất 2.606,28 ha, rừng phòng hộ: 1.119,10 ha). Các loại lâm sản có dẻ, thồ lô, tếch, lát … Những lâm sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như lát, nghiến …

Tiểu thủ công nghiệp có các nghề truyền thống của xã như đan lát, rèn, mộc, dệt thổ cẩm. Những nghề thủ công mới là hàn xì, cầy cuốc, bừa, xe cải tiến … Thu nhập từ các nghề thủ công của xã: ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2016 đạt 4.825 tỷ đồng, chiếm 6,3 % trong tổng giá trị sản xuất của ngành.

Thương mại, dịch vụ: Việc mua bán, trao đổi sản phẩm giữa các thôn bản khi chưa có chợ xã, phải đi chợ huyện để mua sắm và giao lưu. Chủ yếu mua bán, trao đổi sản phẩm nông sản, đồ dùng sinh hoạt gia đình. Chợ được lập ra từ năm 2004, tại Trung tâm xã Chiềng Đông, thời gian họp từ 05h30 tới 18h30 phút hàng ngày. Hàng hóa chủ yếu là tạp hóa, hàng nông sản (rau củ, quả, sản phẩm chăn nuôi …). Các điểm dịch vụ ở xã như dịch vụ vận tải được tổ chức chặt chẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.

Hạ tầng cơ sở: Toàn xã hiện có 17 công trình thủy lợi với 41,2 km kênh trong đó kiên cố hóa 16,0 km phục vụ tưới tiêu cho 125,4 ha ruộng lúa và rau màu các loại. Công trình thủy lợi có đập Huổi Vanh.

Trên địa bàn xã hiện có quốc lộ 6 với chiều dài 9,0 km, là tuyến giao thông quan trọng đối với xã. Hiện nay, xã đã có đường giao thông nông thôn đến được trung tâm các bản, các tuyến đường này đang từng bước được bê tông hóa theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Những sông, suối chảy qua xã có Suối Vạt (từ đầu nguồn núi Khau Cả chảy qua bản Na Pản, Đông Tấu, Luông Mé), suối Hịt (từ đầu nguồn núi Hua Mi chảy qua bản Nhôm, bản Chủm, bản Hượn, bản Chai rồi gặp suối Vạt tại bản Luông Mé). Xã có các cầu như cầu Chiềng Đông I, Chiềng Đông II. Tại xã có các phương tiện vận tải như ô tô, công nông, xe máy.

Bưu chính viễn thông: Xã có điểm bưu điện văn hóa nằm ở khu trung tâm xã và 4 trạm thu phát song thông tin di động (01 trạm Mobiphone, 02 trạm Viettel, 01 tram Vinaphone) cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ bưu chính viễn thông địa bàn. Hiện nay, xã đã có điểm truy cập Inteet ở bản Luông Mé. Số máy điện thoại công cộng, số máy gia đình 1.704 chiếc. Có 01 trạm thu phát sóng truyền thanh tại Trung tâm xã, 12 cụm truyền thanh tại các bản. Số hộ có radio 250 hộ, có tivi 1.875 hộ. Điện lưới quốc gia về xã năm 1998. Nguồn điện cung cấp cho địa bàn xã được cung cấp từ lưới điện quốc gia trong vùng. Hiện nay, trên địa bàn xã có 13/14 bản được sử dụng điện lươi quốc gia thông qua 4 trạm biến áp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 94,7 %. Trong thời gian tới cần đầu tư hệ thông điện cho 01 bản còn lại chưa có điện (bản Huổi Siểu).

  1. Giáo dục

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng xã đã có trường cấp I, từ năm 1979 đến nay có 2 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường THCS. Đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.

Khuôn viên trường THCS xã Chiềng Đông

  1. Y tế

Trong những năm qua công tác y tế được quan tâm và đầu tư, xã có 01 Trạm y tế với quy mô diện tích 830 m2, có 02 nhà cấp IV nhưng đều đã xuống cấp. Hiện nay Trạm y tế xã có 03 y sỹ, 02 y tá, 01 nữ hộ sinh, 14/14 bản đã có ý tá tại bản, số người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 97%.

  1. Văn hóa - Thể dục - Thể thao

Nhân dân các dân tộc Chiềng Đông thường tổ chức các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, xòe, chống chiêng, tó mác lệ, đánh quay… Lễ hội dân gian có lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái. Tri thức dân gian có kinh nghiệm chọn đất, làm ruộng cấy lúa nước tiếp thu kinh nghiệm của người Kinh ở miền xuôi. Kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ để sản xuất và lấy nước để sinh hoạt như dùng vật liệu gỗ, tre, nứa làm mương phai tạm để lấy nước sản xuất từ lâu đời của dân tộc Thái, kinh nghiệm làm nghề rèn của người Mông: Dao, súng, nỏ.

Cơ sở vật chất thể thao: Xã có sân chơi bóng chuyền, cầu lông. Các môn thể thao phát triển ở xã như bóng chuyền, cầu lông.

Bóng chuyền là một trong những môn thể thao thế mạnh của xã

      Về Di tích

Để ghi nhận thành tích của quân và dân xã Chiềng Đông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1981, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La Quyết định xây dựng tượng đài đầu cầu Chiềng Đông, lấy tên là Tượng đài chiến thắng Chiềng Đông và hoàn thành vào năm 1983. Di tích nằm trên một quả đồi độc lập, về phía tay trái, cách quốc lộ 6 là 150 m. Tượng đài cao 11 m, chân tượng đài vuông (mỗi cạnh 4,5 m). Hình dáng tượng đài là cây súng trường K44. Nội dung thể hiện ở tượng đài là tái tạo lại hình ảnh thời kỳ nóng bỏng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tượng đài Chiến thắng xã Chiềng Đông

III. LỊCH SỬ

  1. Quá trình thành lập xã

Xã được thành lập năm 1953, thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Chủ tịch Ủy ban hành chính xã đầu tiên là ông Quàng Văn Đỏ - bản Luông Mé. Tên xã: Từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến thời kỳ Khu tự trị Tây Bắc và từ sau 1975 đến nay, xã đều có tên gọi là Chiềng Đông.

  1. Sự kiện lịch sử

Đầu tháng 10/1947, thực dân pháp trở lại đánh chiếm Sơn La. Chúng cho dựng một loạt đồn bốt để tiện cho việc cải quan, hà hiếp, bóc lột nhân dân. Tại Yên Châu chúng lập đồn Mường Vạt và đồn Pom Chón (Chiềng Đông), do tên quan hai người Pháp là Guylơ Minô chỉ huy. Chúng triệu tập ngụy quân, ngụy quyền, thiết lập lại bộ máy thống trị thực dân cũ, bóc lột nhân dân. Một số quan lại, phìa, tạo, tay sai ngóc đầu dậy trắng trợn khủng bố dã man những gia đình có người theo Việt Minh và ủng hộ kháng chiến. Tên Quàng Văn Keo - nguyên phó phìa Chiềng Đông được tạm giao làm Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời ở Yên Châu, khi Pháp quay trở lại xâm chiếm, hắn phản bội cách mạng và trở thành tên tay sai đắc lực cho thực dân Pháp.

Sau chiến dịch Tây Bắc 1952, Chiềng Đông hoàn toàn giải phóng, nhân dân các dân tộc vui mừng, phấn khởi bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Đầu năm 1953, Pháp chiếm lại Chiềng Đông và dọc đường 41 từ Chiềng Đông đến Yên Lị… Trong khi tiến quân chiếm đóng, chúng cho biệt kích hoạt động và cho các bộ phận nhỏ tỏa vào các khu rừng để cản dân, cướp của, tìm kho tàng của ta.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Chiềng Đông hăng hái tham gia cùng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích, phối hợp với bộ đội chủ lực, liên tục đánh trả nhiều đợt tấn công càn quét, quấy phá của địch và giành thắng lợi. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1953, ta tiến hành hai đợt phát động quần chúng tiêu diệt lính do thám. Đợt một, huy động nhân dân cả 7 bản xã Chiềng Đông (trên 300 người) và hơn 200 người ở xã Mường Lựm tham gia cùng bộ đội và dân quân du kích, công an xung phong từ vùng Nong Te, Na Pản (Chiềng Đông), Co Mị (Tạ Khoa), Nà Và (xã Mường Vạt) đến Co Muông (xã Chiềng Sại) tham gia đánh địch, đã tiêu diệt và bắt sống 22 tên do thám phản động. Đợt hai, tập trung ở bản Luông và bản Mo xã Chiềng Đông, tổng số cả hai đợt đã bắt 36 Việt gian phản động (trong đó xã Chiềng Đông bắt 10 tên).

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Đảng bộ, quân và dân xã Chiềng Đông phát huy cao nhất sức mạnh của chiến tranh nhân dân, chống lại chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc xã Chiềng Đông phát huy truyền thống chiến đấu kiên cường, tinh thần đoàn kết, góp phần lớn vào thành tích đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Ngày 03/11/1965, dân quân Chiềng Đông bắn rơi một chiến đấu cơ F105 và tiêu diệt 01 tên phi công Mỹ. Trong chiến đấu xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm của nhân dân các dân tộc xã Chiềng Đông, tiêu biểu là anh Quàng Văn Kẻo, bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân xã Chiềng Đông vừa sản xuất, vừa chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, với thành tích đó, xã đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Ngày nay, nhân dân các dân tộc Chiềng Đông tập trung thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.

  1. Nhân vật

Theo thống kê toàn xã có 20 liệt sĩ, 13 thương binh, 39 gia đình có công với nước; 01 Mẹ Việt Nam anh hùng đó là mẹ Hoàng Thị Phanh, sinh năm 1910, dân tộc Thái ở bản Nhôm.

IV. KHEN THƯỞNG

Các tập thể và cá nhân xã Chiềng Đông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, 380 huân, huy chương kháng chiến.

UBND xã Chiềng Đông

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1