Hiệu quả từ mô hình cấy lúa hiệu ứng hàng biên kết hợp phân dúi nhả chậm của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu
Lượt xem: 320
Cứ cấy 2 hàng sông hẹp cách nhau 15cm thì lại cấy 1 hàng sông rộng 40cm. Với lúa lai cấy 15 - 16 khóm/m2, lúa thuần 18 - 20 khóm/m2, áp dụng cho cả hai vụ trong năm.

Nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ nâng cao năng suất cây trồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hội Liện hiệp Phụ nữ xã Chiềng Khoi đã cử 01 cán bộ tham gia học tập kinh nghiệm mô hình “Cây lúa hiệu ứng hàng biên” cùng đoàn công tác của Hội phụ nữ huyện tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Chiềng Khoi đã về áp dụng mô hình điểm tại xã. Vụ chiêm năm 2018, Hội phụ nữ xã lựa chọn điểm để áp dụng cụ thể: 01 hộ 200m2 tại bản Tủm  và nhân rộng mô hình đến hội viên cho đến nay. Năm 2019: Vụ chiêm: Lựa chọn 2 hộ (bản Tủm, bản Pút) với diện tích 1.100m2; vụ mùa 15 hộ (6/6 bản) với diện tích 1ha. Năm 2020: Vụ chiêm 15 hội viên với 1 ha (6/6 bản).

Điểm đặc thù của phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên là biến mọi khóm lúa trong ruộng đều thành khóm ven bờ, mỗi m2 chỉ cấy 8 - 16 khóm tùy đặc điểm riêng của giống về chiều cao, dạng hình tán lá, sức đẻ nhánh… thay vì cấy 40 - 50 khóm theo các phương pháp thông thường. Cứ hai hàng lúa cách nhau 18 - 25cm cách nhau một khoảng trống rộng 38 - 65cm.

Việc ứng dụng cấy lúa hiệu ứng hàng biên rất đơn giản: Cứ cấy 2 hàng sông hẹp cách nhau 15cm thì lại cấy 1 hàng sông rộng 40cm. Với lúa lai cấy 15 - 16 khóm/m2, lúa thuần 18 - 20 khóm/m2, áp dụng cho cả hai vụ trong năm. Bản chất của phương pháp này là biến các cây lúa ven bờ thành các cây lúa trong đám ruộng. Từ đó, phát huy tối đa hiệu ứng của hàng biên là tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân và lá của lúa. Kích thích lúa đẻ nhánh sớm, khỏe, hạn chế được phát sinh của sâu bệnh hại.

Hình ảnh lúa mới cấy và sau 3 tuần

Qua các năm triển khai làm điểm và so sánh cho thấy cấy lúa hàng biên kết hợp với phân dúi nhả chậm có ưu điểm vượt trội nếu thực hiện và chăm sóc đúng kỹ thuật:  Bón một lần duy nhất cho cả vụ lúa mà không cần bón thêm bất kỳ loại phân nào khác. Phân giúp cứng cây và hạn chế sâu bệnh cũng như cải tạo đất; tiết kiệm công lao động, giảm lượng phân bón, tăng năng suất và chất lượng lúa.

 Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn, tuyên truyền lựa chọn giống lúa phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, kỹ thuật cấy, chăm sóc và bón phân dúi nhả chậm để đạt năng suất cao nhất và vụ mùa năm 2020 đã nhân rộng mô hình cấy lúa hiệu ứng hàng biên với diện tích 6ha, có 65 hội viên tham gia. Năm 2021 có 280 hội viên đăng ký với diện tích 10ha, hiện nay đang cấy.

Mô hình đang được hội viên và nhân dân đánh giá cao và ngày càng thu hút nhiều người áp dụng.

Hội LHPN huyện Yên Châu

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1