Kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện Yên Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2016 - 2021
Lượt xem: 110

Trong các ngày 19 và 20/12/2017, tại trung tâm hội nghị huyện Yên Châu, HĐND huyện khóa XX long trọng khai mạc Kỳ họp thứ 5, đồng chí Chá A Của - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy Sơn La dự và chỉ đạo kỳ họp. Trước giờ khai mạc đại biểu dự kỳ họp đã đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm và thắp hương tại phần mộ các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại nghĩa trang liệt sĩ huyện.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện khóa XX

Kỳ họp thứ 5 này, đại biểu HĐND huyện sẽ tập trung đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại năm 2017, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở quyết định những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2018. Giao dự toán thu chi ngân sách năm 2018 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, xem xét ban hành nghị quyết phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018. Phê chuẩn danh mục các công trình đầu tư mới năm 2018 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 xem xét quyết định những nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền của HĐND huyện. Khai mạc kỳ họp đồng chí Quản Thị Dung - Bí thư huyện ủy Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: HĐND huyện khóa XX khai mạc kỳ họp thứ 5, kỳ họp thường lệ cuối năm 2017. Tại kỳ họp này, HĐND huyện có nhiệm vụ xem xét, quyết định một số nội dung nhiệm vụ quan trọng sau đây: Một là tập trung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2017, xem xét các báo cáo chuyên đề về tình hình ngân sách địa phương năm 2017; công tác phòng, chống tham nhũng, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết kiến nghị của cử tri; công tác thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp; công tác tòa án thi hành án năm 2017. Trên cơ sở đó quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dự toán và phân bổ ngân sách năm 2018; phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018. Hai là thảo luận và quyết định ban hành 6 nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018; dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2018; phương án phân bổ ngân sách cấp huyện và mức bổ sung ngân sách cho các xã, thị trấn năm 2018; Phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018; phê chuẩn và bổ sung các công trình đầu tư mới năm 2018 thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn. Ba là xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND huyện, các ban của HĐND huyện, UBND huyện, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chi cục thi hành án huyện báo cáo kết quả giám sát, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, trước và sau kỳ họp thứ 4; các báo cáo giám sát về giải quyết các kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp trước. Bốn là thông qua việc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền của HĐND huyện bổ sung Nghị quyết 09/NQ-HĐND của HĐND huyện về chương trình giám sát năm 2018, kế hoạch tổ chức kỳ họp thường lệ của HĐND huyện trong năm 2018.

Ngay sau khai mạc đại biều dự kỳ họp đã được nghe báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại năm 2018 do đồng chí Hà Như Huệ - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện trình bày, báo cáo nêu rõ: Sự quyết tâm, nỗ lực và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu, đã khắc phục khó khăn đạt được một số kết quả quan trọng. Trong tổng số 23 chỉ tiêu dự báo có 22 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra đầu năm chỉ có 01 chỉ tiêu không đạt về trồng rừng năm 2017, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2017 ước đạt 1.389,3 tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch. Đặc biệt năm 2017 trên địa bàn huyện không còn nợ đọng xây dựng cơ bản đối với nguồn vốn ngân sách huyện. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể, toàn huyện có 22 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó: 15 hợp tác xã thành lập mới, 07 hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật hợp tác xã năm 2012. 38 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn huyện. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện ổn định, an toàn, hiệu quả. Tập trung huy động ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng chính sách với lãi suất cho vay ưu đãi. Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện cả năm 42 tỷ 500 triệu đồng, đạt 123,19% dự toán tỉnh giao, bằng 117,32% Nghị quyết HĐND huyện giao và tăng 54,26% so với năm 2016. Chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thực hiện các chế độ, chính sách.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 906,1 tỷ đồng, bằng 106,6% so với kế hoạch, tăng 12,1% so với thực hiện năm 2016; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá hiện hành đạt 1.204,5 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 82.241 tấn, đạt 102,5% so với kế hoạch, giảm 3,7% so với năm 2016. Chăn nuôi được duy trì và phát triển tổng đàn và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cơ bản đáp ứng nhu cầu trong huyện. Tổng số gia súc, gia cầm là: 432.026 con. Đến 31/10/2017 các xã trên địa bàn toàn huyện thi công được 205 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 116,898 km theo Nghị quyết số 115 của HĐND tỉnh. Duy trì 01 xã đạt 19/19 tiêu chí, 13 xã đạt từ 05-14 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 05 tiêu chí. Giá trị sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản ước đạt 998 tỷ đồng đạt 100,4% so với kế hoạch, tăng 5,2% so với năm 2016. Hoạt động thương mại phát triển khá, thị trường hàng hoá, dịch vụ cơ bản đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân; xúc tiến thương mại, quản lý thị trường được tăng cường; chất lượng dịch vụ được nâng lên.

Tập trung thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều ước toàn huyện còn 7.286 hộ nghèo, chiếm 39,28%, còn 1.367 hộ cận nghèo, chiếm 7,37%. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, không có dịch lớn xảy ra. Triển khai đầy đủ và hiệu quả các chương trình y tế: Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,7% (tăng 5,6%). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an ninh biên giới được giữ vững. Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các huyện giáp biên của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nhân dân các dân tộc 02 bên biên giới có quan hệ láng giềng thân thiện, không xảy ra vụ việc nào gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại, tình hình ổn định,...

Tại kỳ họp đại biểu nghe đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 qua hoạt động tiếp xúc của các tổ đại biểu HĐND trước kỳ họp; thông báo công tác tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; báo cáo hoạt động của HĐND huyện; Ban kinh tế xã hội HĐND huyện báo cáo kết quả giám sát thuộc lĩnh vực của ban và công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình về kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm công tác của ban năm 2018. Báo cáo kết quả thẩm tra các báo cáo và các dự thảo Nghị quyết thuộc lĩnh vực pháp chế của Ban pháp chế HĐND huyện. Sau tiếp thu các ý kiến tham gia của Ban pháp chế và các vị đại biểu dự kỳ họp, đại diện  Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi cụ thi hành án dân sự báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2018.

Dưới sự chủ trì của chủ tọa kỳ họp đại biểu dự kỳ họp đã sôi nổi thảo luận tham gia đề nghị chỉnh sửa một số số liệu và câu từ trong dự thảo để đảm bảo đúng quy định của luật và một số nội dung khác. Tiếp thu ý kiến thảo luận tại kỳ họp và các ý kiến tham gia của đại biểu HĐND tại tổ. Chủ tịch UBND huyện đã nghiêm túc tiếp thu và bổ sung số liệu, chỉnh sửa dự thảo Nghị quyết đúng theo quy định của luật. Đại biểu HĐND huyện đã nhất trí thông qua 10 dự thảo Nghị quyết đó là: Dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về dự toán chi ngân sách huyện năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện và mức bổ sung cân đối ngân sách cho các xã, thị trấn năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 04/NQ-HĐND của HĐND huyện về phê chuẩn danh mục các công trình đầu tư mới năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; Dự thảo Nghị quyết về thông qua kết quả giải quyết những vấn đề phát sinh giữa kỳ họp thứ 4 và kỳ họp thứ 5 thuộc thẩm quyền của HĐND. Nghị quyết của HĐND huyện về Nghị quyết về việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4, việc thực hiện các ý kiến nghị của Thường trực HĐND tại các kỳ họp. Dự thảo Nghị quyết về bổ sung Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 29/6/2017 của HĐND huyện về chương trình giám sát năm 2018 về bổ sung nội dung lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ cuối năm 2018. Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND trong năm 2018.

Phiên chất vấn của đại biểu HĐND và trả lời chất vấn của Thường trực UBND huyện và các thành viên UBND được đánh giá là đúng và trúng những vấn đề mà cử tri  quan tâm. Trả lời ý kiến chất vấn của Đại biểu HĐND về tình trạng buông lỏng quản lý đất đai trên địa bàn. Chủ tịch UBND huyện Hà Như Huệ giải trình: Kết quả xử lý các trường hợp sử dụng sai mục đích 56/554 trường hợp chiếm 10,1% so với trường hợp vi phạm, cụ thể xử lý đạt 100% ở xã Yên Sơn và xã Chiềng Khoi, xã Tú Nang 20,8%, xã Sặp Vạt 29,8%, xã Phiêng Khoài 25,8%, Chiềng On 78,6%, các xã chưa xử lý gồm xã Lóng Phiêng, Chiềng Tương, Chiềng Sàng, Mường Lựm, Chiềng Đông, Chiềng Hặc, Chiềng Pằn và Viêng Lán. Đối với các trường hợp lấn chiếm đã xử lý 6/10 trường hợp, trong đó Chiềng Đông xử lý 100%, xã Lóng Phiêng chưa xử lý. Về thời gian vi phạm chủ yếu từ năm 2002 đến nay, có trường hợp vi phạm từ năm 1996 như ở xã Chiềng Hặc. Về trách nhiệm của các cấp, các ngành để xảy ra tình trạng trên: Đối với UBND các xã, thị trấn chưa giám sát chặt chẽ địa bàn không thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, đặc biệt là chưa kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng đất sai mục đích vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, việc kiểm tra phát hiện, xử lý ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm. Đối với phòng Tài nguyên và Môi trường chưa tham mưu kịp thời cho UBND huyện hướng dẫn các xã thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện và chỉ đạo xử lý các hộ sử dụng đất đai sai mục đích, lấn chiếm. Đối với trách nhiệm của các cá nhân, đối với Chủ tịch UBND các xã nơi để xảy xa vi phạm: Theo khoản 2, điều 208 Luật đất đai 2013 quy định: Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, phát hiện áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm nhưng Chủ tịch UBND các xã chưa thực hiện, chưa có biện pháp đình chỉ, xử lý và tổng hợp báo cáo để xin ý kiến giải quyết; Đối với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường chưa kịp thời tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo tổng hợp, báo cáo thường xuyên và đôn đốc hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ các vi phạm về đất đai do đó vẫn để còn tình trạng lấn chiếm và sử dụng đất sai mục đích như đại biểu HĐND huyện đã nêu; Về hướng giải quyết, xử lý trong thời gian tới: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành thực hiện luật đất đai, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tăng cường công tác chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý đất đai theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tập trung xử lý các hộ vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành, thực hiện các quy định của luật đất đai hiện hành, chỉ đạo UBND xã, thị trấn công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, nghiêm túc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định quản lý đất đai trên địa bàn, đồng thời ngăn chặn kịp thời không để xảy ra tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, công khai các danh mục, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công đã được công bố, đặc biệt là các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức thực hiện nghiêm thủ tục về đất đai. Trên cơ sở rà soát tổng hợp, thống kê các trường hợp sử dụng sai mục đích, phân loại đất sử dụng sai mục đích đề xuất các giải pháp để xử lý. Đối với các hộ vi phạm sử dụng đất sai mục đích về đất lâm nghiệp để làm nhà ở, yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn lập hồ sơ xử lý vi phạm theo thẩm quyền, trường hợp phù hợp với quy hoạch, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, trường hợp không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đề nghị UBND các xã xem xét từng trường hợp cụ thể để rà soát điều chỉnh quy hoạch đất ở để đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân. Đối với các hộ vi phạm sử dụng đất sai mục đích trong đó đất nông nghiệp yêu cầu các xã hướng dẫn nhân dân đăng ký chuyển mục đích, không phải xin phép, đăng ký tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện để điều chỉnh hồ sơ địa chính; đối với các hộ vi phạm đất lâm nghiệp sử dụng vào mục đích nông nghiệp, hiện nay huyện đang triển khai rà soát điều chỉnh 3 loại rừng, đề nghị UBND các xã phối hợp với UBND huyện, đơn vị tư vấn rà soát trường hợp để tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; đối với diện tích đất lâm nghiệp đã có rừng, yêu cầu các xã tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm, tiếp tục vận động nhân dân trả lại đất lâm nghiệp rừng tái sinh.

Ý kiến chất vấn của cử tri bản Mệt, bản Khá, xã Sặp Vạt về việc thủy điện Sập Việt chưa giải quyết dứt điểm thỏa đáng những vướng mắc phát sinh khi thủy điện Sập Việt tích nước làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Chủ tịch UBND huyện Hà Như Huệ đã làm rõ trách nhiệm của UBND huyện trong việc thuê đơn vị tư vấn xác minh cụ thể chính xác thiệt hại của nhân dân dưới mốc 245 làm việc với thủy điện Sập Việt yêu cầu thủy điện Sập Việt đền bù thiệt hại cho nhân dân. Đồng chí Hà Như Huệ - Chủ tịch UBND huyện nói: Tiếp tục đôn đốc, yêu cầu Công ty thủy điện Sập Việt phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện các nội dung đã cam kết với UBND huyện và UBND xã Sặp Vạt. Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công ty thủy điện Sập Việt, UBND xã Sặp Vạt tổ chức kiểm tra, xác minh các vị trí mốc 245, tài sản thiệt hại của nhân dân để đề nghị Công ty cổ phần thủy điện Sập Việt bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân theo đúng quy định. Chỉ đạo lực lượng công an tiếp tục nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Sặp Vạt nói chung và khu vực thi Công thủy điện Sập Việt nói riêng, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân liên quan đến việc hỗ trợ bồi thường thiệt hại phát sinh của dự án thủy điện Sập Việt không để xảy ra điểm nóng. Chỉ đạo xã Sặp Vạt rà soát, thống kê xác định lại các tài sản nhân dân thiệt hại, thống kê toàn bộ diện tích đất 5% do xã quản lý mà công ty chưa hỗ trợ, lập phương án hỗ trợ theo đúng quy định của nhà nước.

 

Đ/c Hà Như Huệ - Chủ tịch UBND huyện trả lời chất vấn

Tại kỳ họp, các đại biểu cũng đã đề nghị UBND huyện cần tổ chức hội nghị đối thoại giữa các hộ dân bị thiệt hại với UBND huyện, UBND xã Sặp Vạt và lãnh đạo công ty thủy điện Sập Việt để có phương án giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường đồng chí Trần Văn Hoàng trả lời ý kiến chất vấn của cử tri bản Tà Làng, xã Tú Nang liên quan đến việc một số hộ tự ý san ủi, lấp hành lang suối Sập và suối cạn làm lấp mồ mả của hộ dân khác trong bản chưa được giải quyết dứt điểm: Sau khi có báo cáo của UBND xã Tú Nang, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp với UBND xã, các hộ gia đình kiểm tra thực tế đưa ra hướng giải quyết, nhưng đối tượng vi phạm không chấp hành. Vụ việc đã kéo dài 8 tháng UBND xã đã  giải quyết 3 lần, bản hòa giải 1 lần nhưng không thành. Với trách nhiệm là tham mưu về quản lý nhà nước về đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường đề xuất hướng giải quyết: Đối với đất đai, đề nghị UBND xã Tú Nang hoàn thiện biên bản xác định hành vi vi phạm, lập biên bản xử phạt hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên UBND huyện qua phòng Tài nguyên và Môi trường và hoàn thiện hồ sơ thu hồi trình UBND huyện thu hồi diện tích là 8.160m2. Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu cho UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và tham mưu quyết định thu hồi diện tích 8.160m2 giao cho UBND xã Tú Nang quản lý sau khi nhận hồ sơ gửi UBND xã; về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm luật đất đai theo Điều 6 Luật xử phạt hành chính là 2 năm, vì vậy vụ việc này vẫn nằm trong thời hiệu đủ điều kiện xử lý vi phạm hành chính. Đối với việc xâm hại mồ mả đề nghị UBND xã chỉ đạo Công an xã giải quyết theo quy trình và trình tự; về thời gian giải quyết, xác định đây là vụ việc đổ đất đá xuống tà luy suối và ven suối là hành vi chiếm đất thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã Tú Nang, khả năng khôi phục lại như ban đầu là rất khó khăn, trách nhiệm và thẩm quyền thuộc UBND xã Tú Nang được quy định tại Điều 35, 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khoản 1, khoản 2, Điều 218 Luật đất đai, do vậy thời gian giải quyết phụ thuộc UBND xã và thái độ của đối tượng vi phạm tuy nhiên phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp, đôn đốc UBND xã tập trung giải quyết, trường hợp không khắc phục được đề nghị UBND xã hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện thu hồi diện tích đất lấn chiếm lòng suối.

Cũng tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện khóa XX, đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện đã làm rõ ý kiến chất vấn của cử tri về tình trạng lạm thu và sử dụng nguồn thu xã hội hóa tại các trường học chưa đúng theo quy định. Việc phản ánh của cư tri là đúng và có cơ sở, những sai phạm của một số trường học trên địa bàn xã Tú Nang và xã Chiềng Đông, UBND huyện đã giao cho phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra huyện tiến hành kiểm tra, thanh tra. Qua kiểm tra, thanh tra cho thấy các trường đã cơ bản thực hiện thu, chi nguồn thu đóng góp của học sinh theo quy định của nhà nước. Nhưng cũng có một số trường còn sử dụng nguồn này chưa đúng mục đích, nội dung này UBND huyện đã đề ra hướng giải quyết: UBND huyện sẽ chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý tài chính cho chủ tài khoản và kế toán các nhà trường. Hướng dẫn thật kỹ các nhà trường trong việc thu chi ngoài ngân sách. UBND huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan, làm tốt công tác thanh tra các trường học, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. UBND huyện cũng mong muốn được tiếp nhận các ý kiến nghị của cử tri về việc thực hiện các chế độ chính sách ở cơ sở.

Với trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn, đồng chí Lê Hồng Phong - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin đã làm rõ thực trạng và trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc có xảy ra vi phạm trong quản lý các di tích. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên châu có 9 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong đó 2 di tích cấp quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh, mới có 2 di tích là cho ban quản lý còn lại chưa có ban quản lý, kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chưa có, trách nhiệm của chính quyền địa phương có di tích chưa cao. Để làm tốt hơn công tác quản lý các các di tích trên địa bàn đồng chí Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin đề xuất: Một là ngay trong tháng 01/2018 phòng Văn hóa và Thông tin sẽ tham mưu UBND huyện ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã có di tích thành lập Ban quản lý di tích và việc giao trách nhiệm cho bản trông nom, đồng thời cũng đề nghị có nguồn kinh phí để cho Ban quản lý và người trông nom. Hai là nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành tại địa phương trong công tác tuyên truyền bảo vệ di tích. Ba là công tác thanh tra kiểm tra tiến hành thường xuyên, liên tục và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm trong việc lấn chiếm đất của di tích theo quy định của pháp luật. Bốn là trong quý I/2018 phòng Văn hóa và Thông tin sẽ tham mưu UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại một số di tích, nhất là di tích cầu sắt Yên Châu, nếu có sự lấn chiếm đất di tích thì sẽ tham mưu để thu hồi đảm bảo nguyên trạng di tích.

Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri, sự điều hành có nhiều đổi mới của chủ tọa kỳ họp. Kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện khóa XX đã hoàn thành những nội dung mà kỳ họp đề ra. Để thực hiện có hiệu quả, các chỉ tiêu nghị quyết mà kỳ họp đã đề ra, trong thời gian tới, trong nội dung bế mạc kỳ họp Chủ tịch HĐND huyện Quản Thị Dung kêu gọi cán bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện ra sức đua thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Một là UBND huyện, các cơ quan tư pháp huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các ban ngành đoàn thể tổ chức phổ biến, thực hiện nghiêm túc các nội dung nghị quyết đã được HĐND quyết nghị và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2018. Thứ 2 thường trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu làm tốt công tác giám sát thực hiện tốt và phát huy hiệu quả các nghị quyết của HĐND. Ba là UBND huyện và các cơ quan thuộc UBND huyện, các cơ quan thuộc UBND huyện làm tốt công tác tiếp thu và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Bốn là các vị đại biểu HĐND huyện sớm báo cáo kết quả của kỳ họp đến cử tri, thường xuyên lắng nghe và phản ánh đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri... 

 Nhóm phóng viên Đài TT-TH huyện

Trong các ngày 19 và 20/12/2017, tại trung tâm hội nghị huyện Yên Châu, HĐND huyện khóa XX long trọng khai mạc Kỳ họp thứ 5, đồng chí Chá A Của - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy Sơn La dự và chỉ đạo kỳ họp. Trước giờ khai mạc đại biểu dự kỳ họp đã đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm và thắp hương tại phần mộ các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại nghĩa trang liệt sĩ huyện.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện khóa XX

Kỳ họp thứ 5 này, đại biểu HĐND huyện sẽ tập trung đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại năm 2017, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở quyết định những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2018. Giao dự toán thu chi ngân sách năm 2018 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, xem xét ban hành nghị quyết phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018. Phê chuẩn danh mục các công trình đầu tư mới năm 2018 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 xem xét quyết định những nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền của HĐND huyện. Khai mạc kỳ họp đồng chí Quản Thị Dung - Bí thư huyện ủy Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: HĐND huyện khóa XX khai mạc kỳ họp thứ 5, kỳ họp thường lệ cuối năm 2017. Tại kỳ họp này, HĐND huyện có nhiệm vụ xem xét, quyết định một số nội dung nhiệm vụ quan trọng sau đây: Một là tập trung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2017, xem xét các báo cáo chuyên đề về tình hình ngân sách địa phương năm 2017; công tác phòng, chống tham nhũng, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết kiến nghị của cử tri; công tác thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp; công tác tòa án thi hành án năm 2017. Trên cơ sở đó quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dự toán và phân bổ ngân sách năm 2018; phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018. Hai là thảo luận và quyết định ban hành 6 nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018; dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2018; phương án phân bổ ngân sách cấp huyện và mức bổ sung ngân sách cho các xã, thị trấn năm 2018; Phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018; phê chuẩn và bổ sung các công trình đầu tư mới năm 2018 thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn. Ba là xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND huyện, các ban của HĐND huyện, UBND huyện, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chi cục thi hành án huyện báo cáo kết quả giám sát, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, trước và sau kỳ họp thứ 4; các báo cáo giám sát về giải quyết các kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp trước. Bốn là thông qua việc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền của HĐND huyện bổ sung Nghị quyết 09/NQ-HĐND của HĐND huyện về chương trình giám sát năm 2018, kế hoạch tổ chức kỳ họp thường lệ của HĐND huyện trong năm 2018.

Ngay sau khai mạc đại biều dự kỳ họp đã được nghe báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại năm 2018 do đồng chí Hà Như Huệ - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện trình bày, báo cáo nêu rõ: Sự quyết tâm, nỗ lực và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu, đã khắc phục khó khăn đạt được một số kết quả quan trọng. Trong tổng số 23 chỉ tiêu dự báo có 22 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra đầu năm chỉ có 01 chỉ tiêu không đạt về trồng rừng năm 2017, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2017 ước đạt 1.389,3 tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch. Đặc biệt năm 2017 trên địa bàn huyện không còn nợ đọng xây dựng cơ bản đối với nguồn vốn ngân sách huyện. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể, toàn huyện có 22 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó: 15 hợp tác xã thành lập mới, 07 hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật hợp tác xã năm 2012. 38 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn huyện. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện ổn định, an toàn, hiệu quả. Tập trung huy động ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng chính sách với lãi suất cho vay ưu đãi. Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện cả năm 42 tỷ 500 triệu đồng, đạt 123,19% dự toán tỉnh giao, bằng 117,32% Nghị quyết HĐND huyện giao và tăng 54,26% so với năm 2016. Chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thực hiện các chế độ, chính sách.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 906,1 tỷ đồng, bằng 106,6% so với kế hoạch, tăng 12,1% so với thực hiện năm 2016; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá hiện hành đạt 1.204,5 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 82.241 tấn, đạt 102,5% so với kế hoạch, giảm 3,7% so với năm 2016. Chăn nuôi được duy trì và phát triển tổng đàn và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cơ bản đáp ứng nhu cầu trong huyện. Tổng số gia súc, gia cầm là: 432.026 con. Đến 31/10/2017 các xã trên địa bàn toàn huyện thi công được 205 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 116,898 km theo Nghị quyết số 115 của HĐND tỉnh. Duy trì 01 xã đạt 19/19 tiêu chí, 13 xã đạt từ 05-14 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 05 tiêu chí. Giá trị sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản ước đạt 998 tỷ đồng đạt 100,4% so với kế hoạch, tăng 5,2% so với năm 2016. Hoạt động thương mại phát triển khá, thị trường hàng hoá, dịch vụ cơ bản đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân; xúc tiến thương mại, quản lý thị trường được tăng cường; chất lượng dịch vụ được nâng lên.

Tập trung thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều ước toàn huyện còn 7.286 hộ nghèo, chiếm 39,28%, còn 1.367 hộ cận nghèo, chiếm 7,37%. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, không có dịch lớn xảy ra. Triển khai đầy đủ và hiệu quả các chương trình y tế: Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,7% (tăng 5,6%). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an ninh biên giới được giữ vững. Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các huyện giáp biên của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nhân dân các dân tộc 02 bên biên giới có quan hệ láng giềng thân thiện, không xảy ra vụ việc nào gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại, tình hình ổn định,...

Tại kỳ họp đại biểu nghe đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 qua hoạt động tiếp xúc của các tổ đại biểu HĐND trước kỳ họp; thông báo công tác tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; báo cáo hoạt động của HĐND huyện; Ban kinh tế xã hội HĐND huyện báo cáo kết quả giám sát thuộc lĩnh vực của ban và công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình về kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm công tác của ban năm 2018. Báo cáo kết quả thẩm tra các báo cáo và các dự thảo Nghị quyết thuộc lĩnh vực pháp chế của Ban pháp chế HĐND huyện. Sau tiếp thu các ý kiến tham gia của Ban pháp chế và các vị đại biểu dự kỳ họp, đại diện  Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi cụ thi hành án dân sự báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2018.

Dưới sự chủ trì của chủ tọa kỳ họp đại biểu dự kỳ họp đã sôi nổi thảo luận tham gia đề nghị chỉnh sửa một số số liệu và câu từ trong dự thảo để đảm bảo đúng quy định của luật và một số nội dung khác. Tiếp thu ý kiến thảo luận tại kỳ họp và các ý kiến tham gia của đại biểu HĐND tại tổ. Chủ tịch UBND huyện đã nghiêm túc tiếp thu và bổ sung số liệu, chỉnh sửa dự thảo Nghị quyết đúng theo quy định của luật. Đại biểu HĐND huyện đã nhất trí thông qua 10 dự thảo Nghị quyết đó là: Dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về dự toán chi ngân sách huyện năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện và mức bổ sung cân đối ngân sách cho các xã, thị trấn năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 04/NQ-HĐND của HĐND huyện về phê chuẩn danh mục các công trình đầu tư mới năm 2018; Dự thảo Nghị quyết về thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; Dự thảo Nghị quyết về thông qua kết quả giải quyết những vấn đề phát sinh giữa kỳ họp thứ 4 và kỳ họp thứ 5 thuộc thẩm quyền của HĐND. Nghị quyết của HĐND huyện về Nghị quyết về việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4, việc thực hiện các ý kiến nghị của Thường trực HĐND tại các kỳ họp. Dự thảo Nghị quyết về bổ sung Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 29/6/2017 của HĐND huyện về chương trình giám sát năm 2018 về bổ sung nội dung lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ cuối năm 2018. Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND trong năm 2018.

Phiên chất vấn của đại biểu HĐND và trả lời chất vấn của Thường trực UBND huyện và các thành viên UBND được đánh giá là đúng và trúng những vấn đề mà cử tri  quan tâm. Trả lời ý kiến chất vấn của Đại biểu HĐND về tình trạng buông lỏng quản lý đất đai trên địa bàn. Chủ tịch UBND huyện Hà Như Huệ giải trình: Kết quả xử lý các trường hợp sử dụng sai mục đích 56/554 trường hợp chiếm 10,1% so với trường hợp vi phạm, cụ thể xử lý đạt 100% ở xã Yên Sơn và xã Chiềng Khoi, xã Tú Nang 20,8%, xã Sặp Vạt 29,8%, xã Phiêng Khoài 25,8%, Chiềng On 78,6%, các xã chưa xử lý gồm xã Lóng Phiêng, Chiềng Tương, Chiềng Sàng, Mường Lựm, Chiềng Đông, Chiềng Hặc, Chiềng Pằn và Viêng Lán. Đối với các trường hợp lấn chiếm đã xử lý 6/10 trường hợp, trong đó Chiềng Đông xử lý 100%, xã Lóng Phiêng chưa xử lý. Về thời gian vi phạm chủ yếu từ năm 2002 đến nay, có trường hợp vi phạm từ năm 1996 như ở xã Chiềng Hặc. Về trách nhiệm của các cấp, các ngành để xảy ra tình trạng trên: Đối với UBND các xã, thị trấn chưa giám sát chặt chẽ địa bàn không thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, đặc biệt là chưa kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng đất sai mục đích vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, việc kiểm tra phát hiện, xử lý ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm. Đối với phòng Tài nguyên và Môi trường chưa tham mưu kịp thời cho UBND huyện hướng dẫn các xã thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện và chỉ đạo xử lý các hộ sử dụng đất đai sai mục đích, lấn chiếm. Đối với trách nhiệm của các cá nhân, đối với Chủ tịch UBND các xã nơi để xảy xa vi phạm: Theo khoản 2, điều 208 Luật đất đai 2013 quy định: Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, phát hiện áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm nhưng Chủ tịch UBND các xã chưa thực hiện, chưa có biện pháp đình chỉ, xử lý và tổng hợp báo cáo để xin ý kiến giải quyết; Đối với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường chưa kịp thời tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo tổng hợp, báo cáo thường xuyên và đôn đốc hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ các vi phạm về đất đai do đó vẫn để còn tình trạng lấn chiếm và sử dụng đất sai mục đích như đại biểu HĐND huyện đã nêu; Về hướng giải quyết, xử lý trong thời gian tới: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành thực hiện luật đất đai, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tăng cường công tác chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý đất đai theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tập trung xử lý các hộ vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành, thực hiện các quy định của luật đất đai hiện hành, chỉ đạo UBND xã, thị trấn công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, nghiêm túc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định quản lý đất đai trên địa bàn, đồng thời ngăn chặn kịp thời không để xảy ra tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, công khai các danh mục, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công đã được công bố, đặc biệt là các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức thực hiện nghiêm thủ tục về đất đai. Trên cơ sở rà soát tổng hợp, thống kê các trường hợp sử dụng sai mục đích, phân loại đất sử dụng sai mục đích đề xuất các giải pháp để xử lý. Đối với các hộ vi phạm sử dụng đất sai mục đích về đất lâm nghiệp để làm nhà ở, yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn lập hồ sơ xử lý vi phạm theo thẩm quyền, trường hợp phù hợp với quy hoạch, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, trường hợp không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đề nghị UBND các xã xem xét từng trường hợp cụ thể để rà soát điều chỉnh quy hoạch đất ở để đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân. Đối với các hộ vi phạm sử dụng đất sai mục đích trong đó đất nông nghiệp yêu cầu các xã hướng dẫn nhân dân đăng ký chuyển mục đích, không phải xin phép, đăng ký tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện để điều chỉnh hồ sơ địa chính; đối với các hộ vi phạm đất lâm nghiệp sử dụng vào mục đích nông nghiệp, hiện nay huyện đang triển khai rà soát điều chỉnh 3 loại rừng, đề nghị UBND các xã phối hợp với UBND huyện, đơn vị tư vấn rà soát trường hợp để tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; đối với diện tích đất lâm nghiệp đã có rừng, yêu cầu các xã tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm, tiếp tục vận động nhân dân trả lại đất lâm nghiệp rừng tái sinh.

Ý kiến chất vấn của cử tri bản Mệt, bản Khá, xã Sặp Vạt về việc thủy điện Sập Việt chưa giải quyết dứt điểm thỏa đáng những vướng mắc phát sinh khi thủy điện Sập Việt tích nước làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Chủ tịch UBND huyện Hà Như Huệ đã làm rõ trách nhiệm của UBND huyện trong việc thuê đơn vị tư vấn xác minh cụ thể chính xác thiệt hại của nhân dân dưới mốc 245 làm việc với thủy điện Sập Việt yêu cầu thủy điện Sập Việt đền bù thiệt hại cho nhân dân. Đồng chí Hà Như Huệ - Chủ tịch UBND huyện nói: Tiếp tục đôn đốc, yêu cầu Công ty thủy điện Sập Việt phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện các nội dung đã cam kết với UBND huyện và UBND xã Sặp Vạt. Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công ty thủy điện Sập Việt, UBND xã Sặp Vạt tổ chức kiểm tra, xác minh các vị trí mốc 245, tài sản thiệt hại của nhân dân để đề nghị Công ty cổ phần thủy điện Sập Việt bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân theo đúng quy định. Chỉ đạo lực lượng công an tiếp tục nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Sặp Vạt nói chung và khu vực thi Công thủy điện Sập Việt nói riêng, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân liên quan đến việc hỗ trợ bồi thường thiệt hại phát sinh của dự án thủy điện Sập Việt không để xảy ra điểm nóng. Chỉ đạo xã Sặp Vạt rà soát, thống kê xác định lại các tài sản nhân dân thiệt hại, thống kê toàn bộ diện tích đất 5% do xã quản lý mà công ty chưa hỗ trợ, lập phương án hỗ trợ theo đúng quy định của nhà nước.

 

Đ/c Hà Như Huệ - Chủ tịch UBND huyện trả lời chất vấn

Tại kỳ họp, các đại biểu cũng đã đề nghị UBND huyện cần tổ chức hội nghị đối thoại giữa các hộ dân bị thiệt hại với UBND huyện, UBND xã Sặp Vạt và lãnh đạo công ty thủy điện Sập Việt để có phương án giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường đồng chí Trần Văn Hoàng trả lời ý kiến chất vấn của cử tri bản Tà Làng, xã Tú Nang liên quan đến việc một số hộ tự ý san ủi, lấp hành lang suối Sập và suối cạn làm lấp mồ mả của hộ dân khác trong bản chưa được giải quyết dứt điểm: Sau khi có báo cáo của UBND xã Tú Nang, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp với UBND xã, các hộ gia đình kiểm tra thực tế đưa ra hướng giải quyết, nhưng đối tượng vi phạm không chấp hành. Vụ việc đã kéo dài 8 tháng UBND xã đã  giải quyết 3 lần, bản hòa giải 1 lần nhưng không thành. Với trách nhiệm là tham mưu về quản lý nhà nước về đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường đề xuất hướng giải quyết: Đối với đất đai, đề nghị UBND xã Tú Nang hoàn thiện biên bản xác định hành vi vi phạm, lập biên bản xử phạt hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên UBND huyện qua phòng Tài nguyên và Môi trường và hoàn thiện hồ sơ thu hồi trình UBND huyện thu hồi diện tích là 8.160m2. Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu cho UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và tham mưu quyết định thu hồi diện tích 8.160m2 giao cho UBND xã Tú Nang quản lý sau khi nhận hồ sơ gửi UBND xã; về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm luật đất đai theo Điều 6 Luật xử phạt hành chính là 2 năm, vì vậy vụ việc này vẫn nằm trong thời hiệu đủ điều kiện xử lý vi phạm hành chính. Đối với việc xâm hại mồ mả đề nghị UBND xã chỉ đạo Công an xã giải quyết theo quy trình và trình tự; về thời gian giải quyết, xác định đây là vụ việc đổ đất đá xuống tà luy suối và ven suối là hành vi chiếm đất thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã Tú Nang, khả năng khôi phục lại như ban đầu là rất khó khăn, trách nhiệm và thẩm quyền thuộc UBND xã Tú Nang được quy định tại Điều 35, 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khoản 1, khoản 2, Điều 218 Luật đất đai, do vậy thời gian giải quyết phụ thuộc UBND xã và thái độ của đối tượng vi phạm tuy nhiên phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp, đôn đốc UBND xã tập trung giải quyết, trường hợp không khắc phục được đề nghị UBND xã hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện thu hồi diện tích đất lấn chiếm lòng suối.

Cũng tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện khóa XX, đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện đã làm rõ ý kiến chất vấn của cử tri về tình trạng lạm thu và sử dụng nguồn thu xã hội hóa tại các trường học chưa đúng theo quy định. Việc phản ánh của cư tri là đúng và có cơ sở, những sai phạm của một số trường học trên địa bàn xã Tú Nang và xã Chiềng Đông, UBND huyện đã giao cho phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra huyện tiến hành kiểm tra, thanh tra. Qua kiểm tra, thanh tra cho thấy các trường đã cơ bản thực hiện thu, chi nguồn thu đóng góp của học sinh theo quy định của nhà nước. Nhưng cũng có một số trường còn sử dụng nguồn này chưa đúng mục đích, nội dung này UBND huyện đã đề ra hướng giải quyết: UBND huyện sẽ chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý tài chính cho chủ tài khoản và kế toán các nhà trường. Hướng dẫn thật kỹ các nhà trường trong việc thu chi ngoài ngân sách. UBND huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan, làm tốt công tác thanh tra các trường học, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. UBND huyện cũng mong muốn được tiếp nhận các ý kiến nghị của cử tri về việc thực hiện các chế độ chính sách ở cơ sở.

Với trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn, đồng chí Lê Hồng Phong - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin đã làm rõ thực trạng và trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc có xảy ra vi phạm trong quản lý các di tích. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên châu có 9 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong đó 2 di tích cấp quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh, mới có 2 di tích là cho ban quản lý còn lại chưa có ban quản lý, kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chưa có, trách nhiệm của chính quyền địa phương có di tích chưa cao. Để làm tốt hơn công tác quản lý các các di tích trên địa bàn đồng chí Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin đề xuất: Một là ngay trong tháng 01/2018 phòng Văn hóa và Thông tin sẽ tham mưu UBND huyện ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã có di tích thành lập Ban quản lý di tích và việc giao trách nhiệm cho bản trông nom, đồng thời cũng đề nghị có nguồn kinh phí để cho Ban quản lý và người trông nom. Hai là nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành tại địa phương trong công tác tuyên truyền bảo vệ di tích. Ba là công tác thanh tra kiểm tra tiến hành thường xuyên, liên tục và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm trong việc lấn chiếm đất của di tích theo quy định của pháp luật. Bốn là trong quý I/2018 phòng Văn hóa và Thông tin sẽ tham mưu UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại một số di tích, nhất là di tích cầu sắt Yên Châu, nếu có sự lấn chiếm đất di tích thì sẽ tham mưu để thu hồi đảm bảo nguyên trạng di tích.

Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri, sự điều hành có nhiều đổi mới của chủ tọa kỳ họp. Kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện khóa XX đã hoàn thành những nội dung mà kỳ họp đề ra. Để thực hiện có hiệu quả, các chỉ tiêu nghị quyết mà kỳ họp đã đề ra, trong thời gian tới, trong nội dung bế mạc kỳ họp Chủ tịch HĐND huyện Quản Thị Dung kêu gọi cán bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện ra sức đua thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Một là UBND huyện, các cơ quan tư pháp huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các ban ngành đoàn thể tổ chức phổ biến, thực hiện nghiêm túc các nội dung nghị quyết đã được HĐND quyết nghị và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2018. Thứ 2 thường trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu làm tốt công tác giám sát thực hiện tốt và phát huy hiệu quả các nghị quyết của HĐND. Ba là UBND huyện và các cơ quan thuộc UBND huyện, các cơ quan thuộc UBND huyện làm tốt công tác tiếp thu và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Bốn là các vị đại biểu HĐND huyện sớm báo cáo kết quả của kỳ họp đến cử tri, thường xuyên lắng nghe và phản ánh đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri... 

 Nhóm phóng viên Đài TT-TH huyện

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1