Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
Lượt xem: 577

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 61/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONGGIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng6 năm 2015;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật công nghệthông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chínhphủ;

Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về việc thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cánhân.

2. Nghị định này không Điều chỉnh việc thực hiện thủ tụchành chính theo cơ chế một cửa quốc gia quy định tại Luật hải quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

a) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tương đương, cục, vụthuộc bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chínhvà tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

b) Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các ban quản lý khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có nhiệm vụ, quyền hạn giảiquyết thủ tục hành chính;

Các cơ quan quy định tại các điểm a, b Khoản này sau đâyđược gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền;

2. Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan có thẩmquyền quy định tại Khoản 1 Điều này, sỹ quan quân đội, sỹ quan công an đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức,viên chức).

3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hànhchính (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).

4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích,doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chínhtheo quy định của pháp luật.

5. Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác áp dụng Nghị định này trong giảiquyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:

1. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính làphương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổchức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa quy địnhtại Khoản 3 Điều này.

2. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tụchành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếpnhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặcmột nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cánhân thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhậnvà Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chínhcông cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi,giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

4. Cổng Dịch vụ công quốc gia là cổng tích hợp thông tinvề dịch vụ công trực tuyến, tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tụchành chính trên cơ sở kết nối, truy xuất dữ liệu từcác Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các giải pháp hỗ trợnghiệp vụ, kỹ thuật do Văn phòng Chính phủ thống nhất xây dựng, quản lý.

5. Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là cổng tích hợpthông tin về dịch vụ công trực tuyến, về tình hình giảiquyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữliệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

6. Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh làhệ thống thông tin nội bộ có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, giải quyết, theodõi tình hình tiếp nhận, giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính củacác cơ quan, đơn vị trực thuộc; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thốngquản lý văn bản để xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; kết nối, tích hợp với CổngDịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để đăng tải côngkhai kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

7. Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính là nhậnxét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiếnđộ thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủtục hành chính của Bộ phận Một cửa, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện vàcơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông

1. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chấtlượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩmquyền.

2. Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cánhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thốngnhất.

3. Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng,thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan,công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.

4. Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc,kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khácnhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổchức, cá nhân.

5. Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hànhchính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.

6. Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyềnthực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hànhchính theo quy định của pháp luật.

7. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và cácĐiều ước quốctế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửaliên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủtục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

1. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướngdẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa vàtại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổchức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

b) Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ,nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

c) Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền,gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một Phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hànhchính;

d) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tinliên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trụclợi;

đ) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủtục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của phápluật;

e) Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung,hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác;

g) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng,không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hànhchính;

h) Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóacông sở;

i) Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiệncông vụ.

2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hànhchính không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồsơ, tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

b) Cản trở việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổchức, cá nhân;

c) Dùng các thủ đoạn khác để lừa dối, hối lộcán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

d) Vu khống, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, mạodanh người khác đểtố cáo sai sự thật, không có căn cứ, không có chứng cứchứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn, tiếp nhận, giảiquyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

đ) Xúc phạm danh dự của cơ quan có thẩm quyền; dùng vũlực, đe dọa dùng vũ lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giảiquyết vàtrả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

e) Nhận xét, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng,không trung thực, không đúng pháp luật, không đúng thực tế với việc thực hiệnnhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quátrình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính;

g) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích vàdoanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chínhkhông được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Cản trở quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

b) Lừa dối cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩmquyền, tổ chức, người thuê, người ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính;

c) Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thựchiện thủ tục hành chính

1. Quyền

a) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấytiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

b) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy địnhtrong văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính;

c) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền vềsự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;

d) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, côngchức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận,giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định củapháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm

a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của cácgiấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;

b) Khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộphận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợpđược ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền của người đã ủy quyền đi nhận thay kết quả;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tụchành chính và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các Khoản phí, lệphí (nếu có) theo quy định;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại cácKhoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liênquan.

Chương II

TỔ CHỨC, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ TRỤ SỞ BỘ PHẬN MỘT CỬA

Điều 7. Tổ chức Bộ phận Một cửa

1. Tại cấp bộ

a) Căn cứ số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyềngiải quyết, tần suất tiếp nhận hồ sơ và tình hình bố trí trụ sở, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quảtại bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ.

Trường hợp không thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kếtquả tại bộ, cơ quan ngang bộ thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyđịnh việc thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại tổng cục hoặc tươngđương và cục;

b) Căn cứ các nguyên tắc tại Điều 4 và các quy định kháctại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết địnhviệc thực hiện cơ chếmột cửa, một cửa liên thông phù hợp với Điều kiện công tác của từng bộ;

c) Căn cứ Nghị định này, các quy định khác của pháp luật,Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kýkết hoặc tham gia và Điều kiện, hoàn cảnh của từng nước, từng địa bàn, Bộtrưởng Bộ Ngoại giao quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông để giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của Việt Nam tại tổ chức quốc tế ở nướcngoài.

2. Tại cấp tỉnh

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trungtâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng Ủy bannhân dân cấp tỉnh, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, máy móc, kỹ thuậtcủa Trung tâm Phục vụ hành chính công do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảođảm và quản lý.

Căn cứ tần suất tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, tìnhhình bố trí trụ sở của các cơ quan chuyên môn và Điều kiện tự nhiên, Điều kiệnkinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố HồChí Minh trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định số lượng Trung tâm Phụcvụ hành chính công của thành phố;

b) Trường hợp cấp tỉnh chưa đủ Điều kiện tổ chức Trungtâm Phục vụ hành chính công, tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định thành lập Bộ phận Tiếpnhận và Trả kết quả thuộc văn phòng cơ quan chuyên môn đó.

Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, máy móc, kỹ thuậtcủa Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh do cơquan đó bảo đảm.

3. Tại cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Bộ phậnTiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncấp huyện.

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyệnbảo đảm và quản lý trụ sở, trang thiết bị, máy móc, Phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng.

4. Tại cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Bộ phận Tiếpnhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Người đứng đầu cơ quan của trung ương được tổ chứctheo hệ thống ngành dọc tại địa phương quyết định tổ chức Bộ phận Tiếp nhận vàTrả kết quả tại Văn phòng hoặc một đơn vị, tổ chức chuyên môn thuộc cơ quan này(trong trường hợp đơn vị tổ chức này không có văn phòng), đồng thời chỉ đạoviệc bố trí cán bộ, công chức, viên chức đến Trung tâm Phục vụ hành chính côngcấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện để tiếp nhận, giải quyếtthủ tục hành chính đối với những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quy địnhtại các Khoản 2 và 3 Điều 14 Nghị định này.

6. Tại bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Bộphận Tiếp nhận và Trả kết quả tại các đơn vị, cơ quan chuyên môn, Văn phòng bộ,Văn phòng Ủyban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tổng hợp theodõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tạicác đơn vị, cơ quan này thông qua Hệ thống Thông tin một cửa điện tử cấp bộ,cấp tỉnh.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa

1. Nhiệm vụ

a) Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tửhoặc bằng văn bản danh Mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Mộtcửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định này; hỗ trợnhững trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằngphương tiện điện tử;

b) Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồsơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hànhchính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giáviệc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cánhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giảiquyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tụchành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửagiải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;

d) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quankhác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụcho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếpnhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửaliên thông;

đ) Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xửlý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ,công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếpnhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tụchành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị,khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;

e) Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 13Nghị định này và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toánphí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân cónhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Quyền hạn

a) Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công táctiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

b) Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủtrì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giảiquyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thôngtin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính chotổ chức, cá nhân; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham gia Bộ phận Một cửa xử lý hồsơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;

c) Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, côngchức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Mộtcửa về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độcông vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan;

d) Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượngphục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổchức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thựchiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

đ) Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vậtchất, hạ tầng công nghệ thông tin và Phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quátrình khai thác, sử dụng các Hệ thống này;

e) Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa

1. Trực tiếp Điều hành và chịu trách nhiệm trước ngườiđứng đầu cơ quan có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của Bộ phận Một cửa.

Được thừa lệnh người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kýcác văn bản đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan đến giải quyếtthủ tục hành chính để bảo đảm việc giải quyết theo đúng quy định; báo cáo, đềxuất với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những trườnghợp giải quyết thủ tục hành chính không bảo đảm thời gian và chất lượng theoquy định.

2. Định kỳ 03 tháng hoặc đột xuất, người đứng đầu Bộ phậnMột cửa làm việc với các cơ quan có thẩm quyền có thủ tục hành chính được tiếpnhận và giải quyết tại Bộ phận Một cửa cấp đó để trao đổi về việc quản lý, Điềuhành, thực hiện nhiệm vụ và tình hình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hànhchính của các cơ quan chuyên môn tại Bộ phận Một cửa.

3. Quản lý thời gian làm việc, tiến độ xử lý công việcđược giao, thái độ, tác phong, cư xử của cán bộ, công chức, viên chức được cửđến làm việc tại Bộ phận Một cửa và hàng tháng thông báo cho cơ quan cử cán bộ,công chức, viên chức biết; từ chối tiếp nhận hoặc chủ động đề xuất với cơ quancử người thay cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật lao động, có tháiđộ, tác phong, cư xử không đúng quy chế văn hóa công sở, năng lực chuyên môn không đáp ứng được nhiệm vụ hoặc có hànhvi vi phạm pháp luật khác.

4. Giao nhiệm vụ cho cấp phó, cán bộ, công chức, viênchức, người lao động phù hợp với năng lực và chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đã giao và thực hiện công tác thông tin,báo cáo theo quy định.

5. Phối hợp với cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức,viên chức xem xét, xử lý hành vi vi phạm của công chức, viên chức và công khaikết quả xử lý cho tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáođối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức được biết.

6. Chủ động đề nghị người đứng đầu cơ quan có thẩm quyềncử cán bộ, công chức, viên chức đến Bộ phận Một cửa để kịp thời tăng, giảm cánbộ, công chức, viên chức khi số lượng tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tụchành chính có biến động tăng, giảm rõ rệt hoặc quá ít hoặc trường hợp cán bộ,công chức, viên chức được vắng mặt, được nghỉ theo quy định.

7. Công khai tại trụ sở và trên trang tin điện tử của Bộphận Một cửa họ, tên, chức danh, số điện thoại của người đứng đầu, cấp phó củangười đứng đầu Bộ phận Một cửa; họ, tên, chức danh, lĩnh vực công tác, số điệnthoại của cán bộ, công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Bộ phận Mộtcửa.

8. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan cóthẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân, cán bộ, côngchức, viên chức xảy ra tại Bộ phận Một cửa.

9. Tổ chức bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm anninh, an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức, cánhân đến thực hiện thủ tục hành chính tại trụ sở Bộ phận Một cửa.

10. Quản lý, trình cấp có thẩm quyền về việc mua sắm,thuê, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế, bổ sung, thanh lý tài sản, cơ sởvật chất, kỹ thuật tại Bộ phận Một cửa theo đúng quy định của pháp luật; bố tríkhoa học, hợp lý các khu vực cung cấp thông tin, giải quyết thủ tục hành chính,trang thiết bị phục vụ tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính.

Điều 10. Người làm việc tại Bộ phận Một cửa

1. Tại cấp bộ

a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngangbộ do một lãnh đạo Văn phòng bộ đứng đầu; trường hợp thành lập Bộ phận Tiếpnhận và Trả kết quả tại tổng cục và tương đương, cục, Bộ phận này do một lãnhđạo văn phòng tổng cục và tương đương, lãnh đạo văn phòng cục đứng đầu;

b) Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận và giải quyếtthủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả do các cơ quan, đơn vịchuyên môn có thủ tục hành chính cử đến;

c) Văn phòng bộ, văn phòng tổng cục, văn phòng cục cử cánbộ, công chức, viên chức quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết bị máy móc, hệthống mạng của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

2. Tại cấp tỉnh

a) Trường hợp thành lập Trung tâm Phục vụ hành chínhcông, lãnh đạo Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh gồm 01 Giám đốc là 01lãnh đạo văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương và không quá 02Phó Giám đốc là 02 lãnh đạo cấp phòng thuộc văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm.

Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cử công chức, viên chứcđến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định tại Nghị địnhnày.

Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cử công chức, viênchức quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết bị máy móc, hệ thống mạng của Trung tâm Phục vụ hành chính công.

b) Trường hợp thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quảtại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ phận này do 01 lãnhđạo văn phòng của cơ quan đó đứng đầu. Các phòng chuyên môn cử công chức đếnlàm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

3. Tại cấp huyện

a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện do một lãnhđạo văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện đứng đầu;

b) Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyệncử công chức đến làm việc;

c) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấphuyện cử công chức, viên chức quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máymóc, Phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

4. Tại cấp xã

a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã do Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phụ trách;

b) Công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kếtquả của Ủy ban nhân dân cấp xã là công chức thuộc các chức danh công chức cấpxã quy định tại Luật cán bộ, công chức do, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phâncông căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương.

5. Cơ quan trung ương được tổ chức theo hệ thống ngànhdọc tại địa phương

a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cơ quan của trungương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương do người đứng đầu cơquan đó quyết định;

b) Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận và giải quyếtthủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của cơ quan trung ương được tổ chức theo hệthống ngành dọc tại địa phương các cấp do các đơn vị chuyên môn của cơ quan đócử đến để tiếp nhận hoặc giải quyết trực tiếp theo quy định.

Điều 11. Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền li, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa

1. Tiêu chuẩn

a) Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định củapháp luật về công chức, viên chức, lực lượng vũ trang;

b) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Mộtcửa cấp bộ (bao gồm tổng cục và tương đương, cục), cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạchchuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 nămtrong ngành, lĩnh vực được phân công và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm caotrong thi hành nhiệm vụ được giao;

d) Có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòanhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở.

2. Trách nhiệm

a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định tại Nghịđịnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tạo Điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiệnthủ tục hành chính;

c) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hànhchính đầy đủ, rõ ràng, chính xác; trường hợp phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồsơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung một lần;

d) Tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ, theo dõi việcgiải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định; cập nhật hồsơ đã tiếp nhận vào Phần mềm quản lý và cấp mã số hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

đ) Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việcgiải quyết thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, ngườicó thẩm quyền đểsửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính trái pháp luật,không khả thi hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của bộ, ngành, địaphương;

e) Mặc đồng phục hoặc trang phục ngành theo quy định, đeoThẻ công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ;

g) Sinh hoạt chuyên môn, đảng, đoàn thể, bình xét thiđua, khen thưởng, kỷ luật tại cơ quan đã cử đến Bộ phận Một cửa;

h) Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan;

3. Quyền lợi

a) Được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thôngtin và văn hóa ứng xử, giao tiếp với tổ chức, cá nhân;

b) Được tham gia các khóa học lý luận chính trị, quản lýnhà nước, ngoại ngữ, tin học và các lĩnh vực khác ở trong nước, nước ngoài theoquy định của pháp luật;

c) Được nghỉ bù (nếu làm việc thêm giờ, làm vào ngày lễ,tết, thứ Bảy, Chủ nhật);

d) Nhận lương, phụ cấp, bồi dưỡng và chế độ, chính sáchkhác (nếu có) tại cơ quan đã cử đến Bộ phận Một cửa.

4. Thời hạn làm việc của cán bộ, công chức, viên chứcđược cử đến Bộ phận Một cửa

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định thời hạn thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức,viên chức được cử đến Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện không ít hơn06 tháng và không nhiều hơn 24 tháng mỗi đợt; trừ trường hợp quy định tại Khoản8 Điều 12 Nghị định này.

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ,công chức, viên chức

1. Cử cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn quyđịnh tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này đến công tác tại Bộ phận Một cửa.

2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viênchức tiếp nhận, thẩm định hoặc phối hợp thẩm định hồ sơ có liên quan; chuyển cơquan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính liên thông; phê duyệt hoặctrình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thủ tục hành chính và trả kết quả giảiquyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận Một cửa.

3. Phối hợp với Bộ phận Một cửa xây dựng quy trình giảiquyết các thủ tục hành chính chi tiết, rõ ràng, thời gian giải quyết, các bướcthực hiện bảo đảm thời gian giải quyết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thườngxuyên kiểm tra, cập nhật tiến độ xử lý từng hồ sơ trên Phần mềm quản lý để giảiquyết thủ tục hành chính theo quy định.

5. Chủ động thông báo bằng văn bản đến Bộ phận Một cửa vềlý do chậm giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính kèm theo văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân và hẹn lại thời gian trả kết quả.

6. Thông báo, cập nhật kịp thời những thay đổi của cácthủ tục hành chính được công khai bằng văn bản hoặc bằng điện tử tại Bộ phậnMột cửa.

7. Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến lĩnh vực côngtác, bảo đảm đủ các quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộphận Một cửa.

8. Chủ động phối hợp với Bộ phận Một cửa quản lý cán bộ,công chức, viên chức được cử đến Bộ phận Một cửa công tác; có phương án bố trídự phòng ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức không chuyên trách để kịp thờithay thế cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa trong cáctrường hợp người đó nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, đi học, đicông tác để không làm gián đoạn việc tiếp nhận và trả hồ sơ cho tổ chức, cánhân; kịp thời tăng, giảm số lượng hoặc tạm thời rút công chức từ Bộ phận Mộtcửa khi sốlượng tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chínhtăng, giảm hoặc quá ít (nếu tạm thời rút công chức về thì phải trao đổi với Bộ phận Một cửa để có biện pháp xử lý khi có tổ chức, cá nhân đến nộphồ sơ, trả kết quả giải quyết). Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức khônghoàn thành nhiệm vụ hoặc có mức độ hài lòng thấp thì cử cán bộ, công chức, viên chức khác thay thế.

9. Hàng quý, quyết toán phí, lệ phí thực hiện thủ tụchành chính với Bộ phận Một cửa được thu tại Bộ phận Một cửa (nếu có).

10. Phối hợp với người đứng đầu Bộ phận Một cửa đánh giá,nhận xét công chức về quá trình công tác tại Bộ phận Một cửa theo quy định tạiNghị định này.

Điều 13. Bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận Mộtcửa

1. Bộ phận Một cửa được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễtìm, diện tích phù hợp để thực hiện nhiệm vụ, quy mô diện tích phù hợp với sốlượng giao dịch giải quyết tại Bộ phận Một cửa trong ngày.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ vào tình hình tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thực tế tại bộ, ngành, địa phươngmình để bố trí vị trí, diện tích hợp lý, ưu tiên việc nâng cấp, cải tạo trụ sởlàm việc đã có hoặc thuê, hoán đổi công năng sử dụng của công trình sẵn có đểtránh lãng phí. Trường hợp xây dựng trụ sở mới phải được sự đồng ý của cơ quancó thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và phápluật khác có liên quan.

2. Trang thiết bị

a) Căn cứ vào tính chất công việc và tình hình thực tếtại cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị trang bị chocơ quan nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cáccấp quyết định theo thẩm quyền về trang thiết bị, phương tiện làm việc của Bộphận Một cửa, đáp ứng nhu cầu làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin tronghoạt động của cơ quan nhà nước;

b) Tại Bộ phận Một cửa: Bố trí khu vực cung cấp thông tin, thủ tục hànhchính; khu vực tiếp nhận và trả kết quả được chia thành từng quầy tương ứng vớitừng lĩnh vực khác nhau; bố trí đủ ghế ngồi chờ, bàn để viết, máy tính có kếtnối mạng dành cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện dịch vụ công trựctuyến; lắp đặt camera theo dõi toàn bộ khu vực làm việc của Bộ phận Một cửa cókết nối với cơ quan nhà nước cấp trên và trong toàn hệ thống; bố trí khu vựcđặt các trang thiết bị: máy lấy số xếp hàng tự động kết nối tới Hệ thống thôngtin một cửa điện tử; các màn hình cảm ứng phục vụ tổ chức, cá nhân tra cứuthông tin, thủ tục hành chính, tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính;bố trí khu vực cung cấp dịch vụ quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 8 Nghị địnhnày.

Chương III

PHẠM VI TIẾP NHẬN VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 14. Phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính tại Bộ phậnMột cửa

1. Tại cấp bộ

a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngangbộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liênthông giải quyết của các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ;

b) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tổng cục và tươngđương, cục thuộc bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan, đơn vị mình;

c) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các cơ quan củatrung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương tiếp nhận hồ sơthủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết củacơ quan, đơn vị mình.

2. Tại cấp tỉnh

a) Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ thủtục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủyban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyếtcủa các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ, những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết của các bộ, ngành, của Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao tiếp nhận tạiTrung tâm Phục vụ hành chính công;

b) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cơ quan chuyênmôn cấp tỉnh tiếp nhận thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liênthông giải quyết của cơ quan mình, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết của các bộ, ngành, của Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao tiếp nhận tạicơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

3. Tại cấp huyện

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện thực hiện tiếpnhận hồ sơ tất cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liênthông giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, một số thủ tục hành chính thuộcthẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chứctheo hệ thống ngành dọc tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao tiếp nhận tại cấphuyện.

4. Tại cấp xã

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã tiếp nhận hồ sơthủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và những thủ tục hànhchính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện được giao tiếp nhận hồ sơ tạicấp xã.

5. Căn cứ vào đặc thù và yêu cầu quản lý theo từng lĩnhvực, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định các thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận tại Bộ phận Một cửaquy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng phải áp dụng quy trình theodõi việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết quy định tại Nghị định này, bao gồm các trường hợp:

a) Thủ tục hành chính được tổ chức thực hiện lưu độngtheo quy định của pháp luật;

b) Thủ tục hành chính có quy định tiếp nhận hồ sơ, trảkết quả giải quyết trực tiếp ngay tại thời điểm và địa điểm kiểm tra, xem xét, đánh giá ngoài trụ sở Bộ phận Một cửa đối với đối tượngđược kiểm tra, xem xét, đánh giá.

Điều 15. Hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủtục hành chính

1. Cán bộ, công chức tại Bộ phận Một cửa hướng dẫn;

a) Các hồ sơ, giấy tờ mà tổ chức, cá nhân phải nộp khigiải quyết thủ tục hành chính;

b) Quy trình, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính;

c) Mức và cách thức nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các nghĩavụ tài chính khác (nếu có);

d) Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việcthực hiện thủ tục hành chính khi tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định phápluật.

Nội dung hướng dẫn phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, cụ thểtheo văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực, quyết định công bố thủ tụchành chính của cơ quan có thẩm quyền công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia vềthủ tục hành chính và công khai tại nơi giải quyết thủ tục hành chính.

2. Việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thôngqua các cách thức sau:

a) Hướng dẫn trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;

b) Hướng dẫn qua hệ thống tổng đài hoặc số điện thoạichuyên dùng đã công bố công khai;

c) Hướng dẫn trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia,Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hoặc qua mạng xã hội được cấp có thẩm quyềncho phép;

d) Bằng văn bản được gửi qua dịch vụ bưu chính;

đ) Qua các bộ hồ sơ điền mẫu, qua các video hướng dẫn mẫudựng sẵn hoặc bằng các cách thức khác.

Nội dung hướng dẫn được lưu tại Bộ phận Một cửa.

3. Trường hợp danh Mục tài liệu trong hồ sơ giải quyếtthủ tục hành chính còn thiếu so với danh Mục tài liệu được công bố công khaitheo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc tài liệu chưa cung cấp đầy đủ thông tintheo biểu mẫu hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì người tiếp nhận hồ sơ thủtục hành chính hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung một lần đầy đủ,chính xác.

Điều 16. Cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kếtquả giải quyết thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giảiquyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quyphạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính:

1. Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;

2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định củaThủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;

3. Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Điều 17. Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính

1. Đối với hồ sơ được nhận theo cách thức được quy địnhtại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức tiếpnhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủcủa hồ sơ; quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu củaHệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương.

a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quyđịnh, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổchức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghịđịnh này và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

b) Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viênchức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từchối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;

c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cánbộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹnngày trả kết quả.

2. Đối với hồ sơ được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịchvụ công cấp bộ, cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộphận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc khôngthuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếpnhận phải có thông báo, nêu rõ nội dung, lý do và hướng dẫn cụ thể, đầy đủ mộtlần để tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ, chính xác hoặc gửi đúng đến cơ quan cóthẩm quyền.

Việc thông báo được thực hiện thông qua chức năng gửi thưđiện tử, gửi tin nhắn tới người dân của Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;

b) Nếu hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ thì cánbộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tiếp nhận và chuyển cho cơ quan cóthẩm quyền để giải quyết theo quy trình quy định tại Điều 18 Nghị định này.

3. Mỗi hồ sơ thủ tục hành chính sau khi được tiếp nhận sẽđược cấp một Mã số hồ sơ được ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kếtquả. Tổ chức, cá nhân sử dụng Mã số hồ sơ để tra cứu tình trạng giải quyết thủtục hành chính tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấptỉnh.

4. Trường hợp thủ tục hành chính cóquy định phải trả kết quả giải quyết ngay khi sau khi tiếp nhận, giải quyết,nếu hồ sơ đã đầy đủ, chính xác, đủ Điều kiện tiếp nhận, cán bộ, công chức, viênchức tiếp nhận không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả,nhưng phải cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin mộtcửa điện tử; trường hợp người nộp hồ sơ yêu cầu phải có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kếtquả thì cán bộ, công chức, viên chức cung cấp cho người nộp hồ sơ.

5. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phậnMột cửa được cơ quan có thẩm quyền phân công, ủy quyền giải quyết thì thực hiệntheo quy định tại Điều 19 Nghị định này và cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Điều 18. Chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giảiquyết

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo quyđịnh tại Điều 17 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận chuyểnhồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau:

1. Chuyển dữ liệu hồ sơ điện tử được tiếp nhận trực tuyếncủa tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thông qua kết nốigiữa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

2. Chuyển ngay hồ sơ tiếp nhận trực tiếp trong ngày làmviệc hoặc chuyển vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếpnhận sau 15 giờ hàng ngày.

3. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa cơ quan có thẩm quyền khác, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận chuyển hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử cho Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyềnđó trong ngày làm việc hoặc đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợptiếp nhận sau 15 giờ hàng ngày để xử lý theo quy định.

Việc chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyếtnêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chínhcông ích hoặc các loại hình dịch vụ khác bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, an toànhồ sơ tài liệu.

Điều 19. Giải quyết thủ tục hành chính

1. Sau khi nhận hồ sơ thủ tục hành chính, người đứng đầucơ quan có thẩm quyền phân công cán bộ, công chức, viên chức xử lý xem xét,thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

2. Trường hợp thủ tục hành chính không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, có liên quan, cánbộ, công chức, viên chức được giao xử lý hồ sơ thẩm định, trình cấp có thẩm quyềnquyết định; cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử; trả kếtquả giải quyết thủ tục hành chính.

3. Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ

a) Cán bộ, công chức, viên chức được giao xử lý hồ sơthẩm tra, xác minh, trình cấp có thẩm quyền quyết định và cập nhật thông tinvào Hệ thống thông tin một cửa điện tử;

b) Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồsơ, lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử vàlưu tại cơ quan giải quyết.

Trường hợp cần có mặt tổ chức, cá nhân để thẩm tra, xácminh hồ sơ thì phải cập nhật thông tin về thời gian, địa điểm, thành Phần, nộidung xác minh vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử hoặcthông báo các nội dung trên cho Bộ phận Một cửa trong trường hợp chưa có Hệthống thông tin một cửa điện tử để theo dõi.

4. Đối với hồ sơ qua thẩm tra, thẩm định chưa đủ Điềukiện giải quyết, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trả lại hồsơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung theomẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân thôngqua Bộ phận Một cửa. Thời gian thông báo trả lại hồ sơ không quá 03 ngày làmviệc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quyđịnh cụ thể về thời gian. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu sau khi nhậnđủ hồ sơ.

5. Trường hợp hồ sơ phải lấy ý kiến của các cơ quan, đơnvị có liên quan

a) Cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết hồ sơ hoặc Bộ phậnMột cửa trong trường hợp được phân công hoặc ủy quyền gửi thông báo điện tửhoặc văn bản phối hợp xử lý đến các đơn vị có liên quan, trong đó nêu cụ thểnội dung lấy ý kiến, thời hạn lấy ý kiến.

Quá trình lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quanphải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ về nội dung, thời hạn, cơ quan lấy ýkiến trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử;

b) Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lờicác nội dung được lấy ý kiến theo thời hạn lấy ý kiến và cập nhật nội dung, kếtquả tham gia ý kiến vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử hoặc Phiếu kiểm soátquá trình giải quyết hồ sơ. Trường hợp quá thời hạn lấy ý kiến mà cơ quan, đơnvị được lấy ý kiến chưa có văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trả lời thìcơ quan, đơn vị chủ trì thông báo cho người đứng đầu Bộ phận Một cửa đã chuyểnhồ sơ về việc chậm trễ để phối hợp xử lý.

6. Trường hợp hồ sơ thực hiện theo quy trình liên thônggiữa các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ giấy, Bộ phậnMột cửa xác định thứ tự các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, chuyển hồ sơ giấyđến cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm xửlý, chuyển hồ sơ và kết quả giải quyết thuộc thẩm quyền (nếu có) đến cơ quan cóthẩm quyền tiếp theo, trong đó Phiếu chuyển xử lý phải nêu rõ nội dung côngviệc, thời hạn giải quyết của từng cơ quan; cập nhật thông tin xử lý, thông tinchuyển xử lý vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ, chuyển kếtquả và hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp theo theo thứ tự Bộ phận Một cửaxác định; cơ quan có thẩm quyền cuối cùng giải quyết xong thì chuyển kết quả vàhồ sơ kèm theo cho cơ quan có thẩm quyền chủ trì; cơ quan chủ trì chuyển kếtquả giải quyết thủ tục hành chính cho Bộ phận Một cửa để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; cập nhật tình hình, kết quả xử lý hồ sơliên thông vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ điện tử, Bộ phậnMột cửa chuyển hồ sơ điện tử đến tất cả các cơ quan tham gia giải quyết, trongđó ghi rõ cơ quan chủ trì, trách nhiệm, nội dung công việc, thời hạn trả kếtquả của từng cơ quan tham gia giải quyết. Cơ quan tham gia giải quyết hồ sơliên thông thực hiện xử lý theo thẩm quyền, trả kết quả giải quyết cho cơ quancần sử dụng kết quả giải quyết cho các bước tiếp theo và gửi cho Bộ phận Mộtcửa để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; cập nhật tình hình, kết quả xử lý hồ sơ liên thông vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

7. Trường hợp hồ sơ thực hiện theo quy trình liên thônggiữa các cơ quan có thẩm quyền không cùng cấp hành chính

a) Bộ phận Một cửa chuyển hồ sơ giấy đến cơ quan có thẩmquyền cấp trên; chuyển thông tin về hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thốngthông tin một cửa điện tử cho Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền cấptrên để giám sát, chuyển dữ liệu hồ sơ điện tử cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên xử lý hồ sơ theo quyđịnh tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; chuyển kết quả giải quyết cho Bộphận Một cửa nơi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân để trả kết quả theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

8. Các hồ sơ quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này saukhi thẩm định không đủ Điều kiện giải quyết, cơ quan giải quyết thủ tục hànhchính trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồsơ theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân thôngqua Bộ phận Một cửa. Thông báo được nhập vào Mục trả kết quả của Hệ thống thôngtin một cửa điện tử. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơtheo quy định.

9. Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời hạn chậmnhất 01 ngày trước ngày hết hạn, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hồ sơphải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Một cửa và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị giahạn trả kết quả theo mẫu Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết. Việc hẹnlại ngày trả kết quả được thực hiện không quá một lần.

Căn cứ Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết, Bộphận Một cửa Điều chỉnh lại thời gian trả kết quả xử lý trên Hệ thống thông tinmột cửa điện tử, đồng thời gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân qua thư điện tử,tin nhắn, điện thoại hoặc mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép (nếu có).

Điều 20. Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

1. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính gửi trả cho tổchức, cá nhân phải bảo đảm đầy đủ theo quy định mà cơ quan có thẩm quyền trảcho tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết xong thủ tục hành chính.

2. Trường hợp hồ sơ có bản chính hoặc bản gốc đã tiếpnhận để sao chụp, đối chiếu, xác nhận tính xác thực thì cơ quan có thẩm quyềnphải chuyển trả bản chính hoặc bản gốc đó cho tổ chức, cá nhân; thời điểm trả theoquy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hànhchính theo thời gian, địa điểm ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kếtquả; trường hợp đăng ký nhận kết quả trực tuyến thì thông qua Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

4. Khuyến khích việc trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính trước thời hạn quy định. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chínhtrước thời hạn quy định phải được Bộ phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cánhân biết trước qua tin nhắn, thư điện tử, điện thoại hoặc qua mạng xã hội đượccấp có thẩm quyền cho phép.

5. Kết quả giải quyết thủ tục hành chínhcho tổ chức, cá nhân được lưu trữ tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử của cơquan có thẩm quyền để phục vụ việc sử dụng, tra cứu thông tin, dữ liệu theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan trong việc giải quyết hồ sơ, kết quả bị sai, bị mất, bị thất lạc hoặcbị hư hỏng và trong chậm trả kết quả

1. Trường hợp xảy ra sai sót trong kết quả giải quyết thủtục hành chính, nếu lỗi thuộc về cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền thì cán bộ,công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thaythế hoặc đính chính sai sót và phải chịu mọi chi phí liên quan đến sửa đổi, bổsung, bãi bỏ, thay thế hoặc đính chính.

2. Trường hợp hồ sơ bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏngtrong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có hồ sơ, giấy tờ bịmất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để khắc phụchậu quả; xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân đã làm mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ để quy trách nhiệm chi trả mọi chi phí phát sinh trongviệc xin cấp lại hồ sơ, giấy tờ, các trách nhiệm khác có liên quan và xin lỗitổ chức, cá nhân về sự cố này. Trường hợp làm mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ liênquan đến hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vivi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của phápluật.

3. Hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính trả quadịch vụ bưu chính công ích bị mất, bị thất lạc, bị hư hỏng được xử lý theo quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật có liên quan.

Điều 22. Phương thức nộp phí, lệ phí

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí giảiquyết thủ tục hành chính đã được quy định (nếu có) theo các phương thức sauđây:

a) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài Khoản phí, lệ phícủa cơ quan có thẩm quyền;

b) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài Khoản của doanhnghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện thủ tục hành chínhqua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tuyến;

c) Trực tuyến thông qua chức năng thanh toán phí, lệ phícủa Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.

2. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc nộp phí, lệ phígiải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức khác theo quy định của pháp luậtnếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

3. Trong trường hợp không nộp trực tiếp thì chứng từ nộp tiền, chuyển Khoảntiền phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính hoặc biên lai thu phí, lệ phígiải quyết thủ tục hành chính (nếu có) được gửi kèm theohồ sơ đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.

Chương IV

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 23. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin tronggiải quyết thủ tục hành chính

1. Bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránhchồng chéo, lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin từ trungương đến cơ sở.

2. Bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tửViệt Nam; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữliệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản; quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

3. Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin giữa cáchệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước với nhau; khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hànhchính với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông quacác phương tiện điện tử, truyền thông, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền chophép.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng,công nghệ thông tin, văn thư, lưu trữ, an ninh, an toàn thông tin và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.

Điều 24. Xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia

1. Cổng Dịch vụ công quốc gia do Văn phòng Chính phủ xâydựng và thống nhất quản lý trên cơ sở tích hợp, trao đổi dữ liệu về thủ tục hànhchính, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủtục hành chính, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và tíchhợp dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

2.Yêu cầu đối với việc xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia

a) Là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhânthực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ tra cứu thôngtin, giám sát tình trạng giải quyết thủ tục hành chính và tra cứu kết quả giảiquyết thủ tục hành chính, kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính;công khai kết quả xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến;

b) Là giải pháp cổng thông tin có thể tùy biến để các bộ,ngành, địa phương có thể ứng dụng, sử dụng làm nền tảng xây dựng Cổng Dịch vụcông cấp bộ, cấp tỉnh.

c) Cho phép tổ chức, cá nhân đăng ký tài Khoản sử dụng;cung cấp chức năng đăng nhập một lần (Single-Sign-On) và các cơ chế xác thực người dùng để thực hiện các thủ tục hành chính tại Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;

d) Tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hànhchính để truy xuất dữ liệu thủ tục hành chính, dữ liệu về hồ sơ giải quyết thủtục hành chính của tổ chức, cá nhân bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;

đ) Tổng hợp, thống kê việc tiếp nhận hồ sơ, tình hìnhgiải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

e) Các yêu cầu khác theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.

3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quychuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tinphục vụ kết nối các hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công quốcgia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành liên quan trong quá trình giải quyết thủtục hành chính của các bộ, ngành, địa phương.

Điều 25. Xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tinmột cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh

1. Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điệntử cấp bộ, cấp tỉnh phải được xây dựng tập trung, thống nhất để tiếp nhận, giảiquyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyềngiải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.

2. Yêu cầu đối với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thôngtin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh

a) Bảo đảm tính thống nhất trong quá trình đầu tư, xâydựng, tuân thủ nguyên tắc mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có một Cổng Dịch vụcông và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung để tiếp nhận, giải quyếtthủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của bộ,cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Bảo đảm khả năng tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc giavề thủ tục hành chính, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngànhđể truy xuất dữ liệu thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhândân cấp tỉnh;

c) Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiệnthủ tục hành chính trực tuyến; tiếp nhận và nhập thông tin điện tử của hồ sơthủ tục hành chính được tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện theo tất cả các cáchthức quy định tại Điều 16 Nghị định này;

d) Hỗ trợ xác thực thông tin công dân, doanh nghiệp thôngqua việc kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc giavề Đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu khác liên quan; hỗ trợ việc nộp,thanh toán trực tuyến thuế, phí, lệ phí thông qua kết nối với cổng thanh toántập trung của quốc gia hoặc các hệ thống thanh toán trực tuyến hợp pháp khác;

đ) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả giải quyếtthủ tục hành chính tại các đơn vị đầu mối giải quyết thủ tục hành chính cáccấp;

e) Cho phép tổ chức, cá nhân đánh giá tiến độ, chất lượngtiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

g) Chia sẻ thông tin về tình hình giải quyết thủ tục hànhchính, thành Phần hồ sơ đã được xác thực và kết quả giải quyết thủ tục hànhchính đã được số hóa tới cơ sở dữ liệu của Cổng Dịch vụ công quốc gia;

h) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.

3. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức việc chuyển đổi hồsơ, tài liệu giấyliên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính của tổchức, cá nhân thành hồ sơ điện tử và xây dựng quy trình tin học hóa giải quyếtthủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

4. Các bộ, ngành, địa phương quản lý tài Khoản sử dụngdịch vụ công trực tuyến của tổ chức, cá nhân; có trách nhiệm bảo mật và lưu giữ thông tin của tổ chức, cá nhân trừ trường hợpphải cung cấp các thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định củapháp luật.

5. Các bộ, ngành, địa phương chưa có Điều kiện xây dựngCổng Dịch vụ công sẽ triển khai xây dựng trên nền tảng hạ tầng và Phần mềm của Cổng Dịch vụ công quốcgia.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và đưa vào vậnhành Cổng thanh toán tập trung của quốc gia, bảo đảm kết nối với Cổng Dịch vụcông quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để tổchức, cá nhân có thể thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.

7. Bộ Công an vận hành và kết nối Cơ sở dữ liệu quốc giavề dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấptỉnh để hỗ trợ xác thực thông tin công dân.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận hành và kết nối Cơ sở dữliệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệthống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để hỗ trợ xác thực thông tindoanh nghiệp.

Điều 26. Mã số hồ sơ thủ tục hành chính

1. Mã số hồ sơ thủ tục hành chính do Hệ thống thông tinmột cửa điện tử cấp tự động, được sử dụng thống nhất trong hoạt động giao dịchgiữa các cơ quan, đơn vị với tổ chức, cá nhân và giữa các cơ quan, đơn vị vớinhau.

2. Cấu trúc Mã số hồ sơ thủ tục hành chính bao gồm:

a) Mã định danh của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thủtục hành chính.

Cấu trúc mã định danh theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệthống quản lý văn bản và Điều hành”;

b) Dãy số tự nhiên gồm ngày, tháng, năm tiếp nhận, số thứ tự hồ sơ tiếp nhậntrong ngày.

Chương V

ĐÁNH GIÁ VIỆC GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 27. Nguyên tắc đánh giá

1. Khách quan, trung thực, chính xác, khoa học, minhbạch, công khai, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật trong việc đánh giá vàcông bố kết quả đánh giá.

2. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng vàtiến độ giải quyết thủ tục hành chính và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụlàm thước đo để đánh giá.

3. Bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp thôngtin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá.

Điều 28. Thẩm quyền đánh giá

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên đánh giá chất lượnggiải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơquan, đơn vị trực thuộc.

2. Tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hànhchính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hànhchính tự đánh giá việc thực hiện của cơ quan mình.

4. Văn phòng Chính phủ đánh giá việc giải quyết thủ tụchành chính tại các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương.

5. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệpvà tổ chức khác thực hiện đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính thông quaviệc Điều tra xã hội học theo nội dung, Chương trình, kế hoạch của tổ chức.

Điều 29. Phương thức thu nhận thông tin đánh giá

1. Các thông tin phục vụ đánh giá việc giải quyết thủ tụchành chính được thu nhận thông qua các phương thức:

a) Phiếu đánh giá thường xuyên và định kỳ;

b) Thiết bị đánh giá điện tử tại Bộ phận Một cửa;

c) Chức năng đánh giá trực tuyến tại Hệ thống thông tinmột cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;

d) Hệ thống camera giám sát;

đ) Ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến hộp thư góp ý,phản ánh trên giấy hoặc điện tử;

e) Điều tra xã hội học độc lập, thường xuyên hay định kỳ;

g) Các hình thức hợp pháp khác.

2. Các thông tin phục vụ đánh giá quy định tại Khoản 1Điều này được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, được công khaitrên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh(đơn vị đầu mối thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính) thực hiện tổng hợp,đánh giá theo các tiêu chí quy định tại các Điều 30 và 31 Nghị định này và côngkhai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

3. Thông tin phục vụ đánh giá từ Điều tra xã hội học độclập quy định tại điểm e Khoản 1 Điều này được thực hiện thường xuyên thông quakhảo sát qua điện thoại, khảo sát trực tuyến hoặc thông qua Phần mềm ứng dụngtrên điện thoại di động, máy tính bảng, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền chophép hoặc phối hợp vớicác cuộc Điều tra xã hội học độc lập khác có một số nộidung tương tự;

Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiệntổng hợp, đánh giá kết quả Điều tra xã hội học và công khai trên Cổng Dịch vụcông cấp bộ, cấp tỉnh.

4. Các đơn vị, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thunhận thông tin phục vụ đánh giá có trách nhiệm động viên, hướng dẫn, giúp đỡnhững người thuộc nhóm yếu thế như phụ nữ, người nghèo, đồng bào các dân tộcthiểu số, người khuyết tật tham gia gửi ý kiến đánh giá, tham gia Điều tra xãhội học.

Điều 30. Đánh giá nội bộ về việc giải quyết thủ tục hànhchính

1. Việc đánh giá nội bộ đối với việc giải quyết thủ tụchành chính được thực hiện bằng Phần mềm cài đặt tại Bộ phận Một cửa nhằm đánhgiá tính phù hợp pháp luật của quá trình giải quyết đã được thực hiện.

2. Tiêu chí đánh giá nội bộ bao gồm:

a) Quá trình luân chuyển hồ sơ theo quy định;

b) Chất lượng giải quyết qua từng bộ phận theo các nộidung quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

c) Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đúng hạntrên tổng số hồ sơ tiếp nhận theo quy định.

3. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tráchnhiệm tổng hợp kết quả đánh giá từ Phần mềm để lập báo cáo định kỳ hàng năm lênVăn phòng Chính phủ và công khai kết quả đánh giá nội bộ trên trang thông tinđiện tử của bộ, ngành, địa phương.

Điều 31. Đánh giá của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủtục hành chính

1. Việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan cóthẩm quyền được đánh giá thông qua ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhântheo các nội dung sau đây:

a) Thời gian trả kết quả giải quyết, xử lý hồ sơ thủ tụchành chính so với quy định hoặc yêu cầu của cơ quan, đơn vị chủ trì;

b) Số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức phải liên hệ để hoànthiện hồ sơ thủ tục hành chính;

c) Số lần phải liên hệ với cơ quan tiếp nhận để hoànthiện hồ sơ thủ tục hành chính;

d) Tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tụchành chính được công khai so với quy định;

đ) Thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hướngdẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính;

e) Sự phù hợp với pháp luật của kết quả giải quyết thủtục hành chính và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; các chi phí phát sinhngoài quy định của pháp luật khi thực hiện các thủ tục hành chính;

g) Thời gian và chất lượng ý kiến giải trình của cơ quancó thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức đối với các ý kiến phản ánh, kiếnnghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân;

h) Tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền;

i) Các nội dung khác theo đánh giá của tổ chức, cá nhân.

2. Việc công khai kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhânđược thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định này.

Điều 32. Xử lý kết quả đánh giá

1. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhânđối với việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền được côngkhai tại cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền giảiquyết thủ tục hành chính.

2. Kết quả đánh giá là một trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoànthành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ưu tiên xem xétviệc đề bạt, bổnhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khenthưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Chương VI

NHIỆM VỤ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Điều 33. Nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành kế hoạch, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện Nghị định này tại các bộ, ngành, địa phương; kịp thời tháogỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định này.

2. Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác CổngDịch vụ công quốc gia.

3. Quyết định việc thực hiện liên thông đối với các thủtục hành chính có liên quan với nhau, thủ tục hành chính của cơ quan được tổchức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính côngcấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.

4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Văn phòng Chính phủ

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện Nghị định này tại các bộ, ngành, địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Thông tin vàTruyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, địa phương xây dựng,trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định này; hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thiết lập và hoạt động của Bộ phận Một cửa của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dâncác cấp;

c) Xây dựng, ban hành các biểu mẫu thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, công cụ thu thậpthông tin đánh giá, công cụ chấm điểm, Điều tra xã hội học và các phương phápkhác để đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quannhà nước các cấp;

d) Xây dựng, quản lý, tổ chức vận hành Cổng Dịch vụ côngquốc gia; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan bảo đảm an toàn thông tin; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quychế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia;

đ) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập huấn nghiệpvụ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông;

e) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngangbộ chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định thực hiện liênthông đối với các thủ tục hành chính có liên quan với nhau;

g) Phối hợp với các bộ có cơ quan được tổ chức theo hệthống ngành dọc đặt tại địa phương lựa chọn các thủ tục hành chính được tiếpnhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trảkết quả cấp huyện trình Thủ tướng Chính phủ;

h) Hàng năm tổng hợp đánh giá việc giải quyết thủ tụchành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông vàcác bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành quy định thống nhất vềMã số hồ sơ thủ tục hành chính và Mã ngành, lĩnh vực thủ tục hành chính trên hệthống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

2. Bộ Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa;

b) Chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin vàTruyền thông và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn lưu trữ hồ sơ, dữ liệu điệntử.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông

Ngoài nhiệm vụ được giao tại Khoản 3 Điều 24 Nghị địnhnày, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Hướng dẫn thống nhất việc kết nối, cung cấp thông tincủa các hệ thống thông tin một cửa trên phạm vi cả nước;

b) Ban hành các tiêu chí, quy định thống nhất trong xâydựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;

c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công anthực hiện các biện pháp giám sát, biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho Cổng Dịch vụ công quốc gia; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương bảo đảm antoàn thông tin cho Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấpbộ, cấp tỉnh.

4. Bộ Tài chính

Ban hành quy định về mức chi phục vụ các hoạt động thựchiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm triển khaithực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ, cơ quan mình theo quyđịnh.

Điều 35. Nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang bộ

1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông theo quy định tại Nghị định này; xây dựng, quản lý Cổng Dịch vụ công vàHệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành.

2. Công bố danh Mục thủ tục hành chính tiếp nhận và khôngtiếp nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc thẩm quyền của bộ, ngành;danh Mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của bộ,ngành; danh Mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của bộ, ngànhgiao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận.

3. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếpnhận và Trả kết quả, quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thôngtin một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định này.

4. Hướng dẫn các địa phương giải quyết thủ tục hành chínhtheo cơ chế liên thông thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành để áp dụng thốngnhất trong phạm vi cảnước.

5. Chỉ đạo xây dựng và ban hành quy trình nội bộ, quytrình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hànhchính thuộc phạm vi thực hiện của bộ, ngành mình.

6. Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngànhdọc đặt tại địa phương được tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủtục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp tỉnh, cấp huyện và phối hợp với các cơquan nhà nước ở địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính.

7. Định kỳ hàng năm đề xuất các thủ tục hành chính thựchiện liên thông và xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quytrình thực hiện liên thông thủ tục hành chính. Bộ, cơ quan quản lý lĩnh vựcđược giao tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính liên thôngthực hiện công bố thủ tục hành chính liên thông sau khi được cấp có thẩm quyềnban hành.

8. Chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm ngườiđứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức khôngthực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này, để xảy ra các vi phạm liênquan đến hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và đánh giá việc giảiquyết thủ tục hành chính.

9. Kịp thời có giải pháp về công tác cán bộ để động viên,khích lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa dựatrên kết quả đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức.

Điều 36. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Tổ chức việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dâncùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về triển khai, tổ chức thựchiện quy định của pháp luật về việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chếmột cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan nhà nước ở địa phương.

2. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Mộtcửa theo quy định tại Nghị định này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế hoạt độngcủa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng và ban hànhquy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hànhchính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để thực hiện thống nhất trong toàn địaphương.

Điều 37. Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việctriển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương theo quy định tạiNghị định này và quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhândân cùng cấp ban hành;

b) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp vàcơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả, tiến độ giải quyết thủ tụchành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địaphương;

c) Công bố danh Mục thủ tục hành chính thực hiện tiếpnhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và thuộcthẩm quyền của cấp này có thể giao cấp khác tiếp nhận hồ sơ; danh Mục thủ tụchành chính được tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh;

d) Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý thống nhất Hệ thốngthông tin một cửa điện tử cấp tỉnh; tổ chức các biện pháp bảo đảm an toàn thôngtin theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;

đ) Chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm ngườiđứng đầu các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không thực hiện nghiêm cácquy định tại Nghị định này để xảy ra các vi phạm liên quan đến hướng dẫn, tiếpnhận, giải quyết, trả kết quả và đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính;

e) Kịp thời có giải pháp động viên, khích lệ đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp chính quyền dựatrên kết quả đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

a) Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này và quy chế tổchức hoạt động của Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành;

b) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp,trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả tiến độ, giải quyết thủtục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địaphương;

c) Kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ, công chức,viên chức, người lao động có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này;

d) Xin lỗi cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền viphạm các quy định về những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hànhchính quy định tại Nghị định này, gây bức xúc cho nhân dân.

Chương VII

KINH PHÍ VÀ TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 38. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thôngcủa bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương được dự toán trong tổng kinh phí chithường xuyên cho hoạt động quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương hàng nămtheo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡnghoặc thuê trụsở Bộ phận Một cửa, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tinđược chi theo quy định của pháp luật về đầu tư công và được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về đấu thầu, xây dựng, công nghệ thông tin và pháp luật khác có liên quan.

3. Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, bộ, cơquan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đượcsử dụng các nguồn hợp pháp khác để thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thôngthuộc phạm vi quản lý.

4. Kinh phí thực hiện việc áp dụng cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông ở đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơquan, tổ chức khác do các các cơ quan, tổ chức đó tự bảo đảm.

Điều 39. Điều Khoản chuyển tiếp

1. Khi thực hiện quy trình tiếp nhận, chuyển xử lý, giải quyết thủ tục hànhchính tại các Điều 17, 18, 19 và 20 của Nghị định này, ở những nơi chưa hoànthành việc xây dựng Hệ thống thông tin một cửa điện tử, thì cán bộ, công chức,viên chức tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ, cấp Mã số hồ sơcho tổ chức, cá nhân theo cấu trúc quy định tại Điều 26 Nghị định này, lập vàtheo dõi quy trình giải quyết thông qua Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồsơ; cán bộ, công chức, viên chức giải quyết cập nhật quy trình chuyển xử lý,giải quyết thủ tục hành chính vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

2.Các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểmthành lập Trung tâm hành chính công được tiếp tục thực hiện đến hết thời gianthí điểm, sau đó chuyển sang thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Điều 40. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 6năm 2018.

2. Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thựchiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tạicơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định nàycó hiệu lực thi hành.

3. Việc tiếp nhận các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến giảiquyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức,cá nhân được thực hiện theo Nghị định này; không thực hiện các quy định về tiếpnhận văn bản đến tại các Điều 13, 14 và 15 Nghị định số110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

1. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện Nghị định này; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghịđịnh này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



(đã ký)


Nguyễn Xuân Phúc

 Tải văn bản pdf


Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1