Tình hình kinh tế - chính trị
Lượt xem: 568

I. VỀ KINH TẾ

1. Tăng cường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, kiểm soát giá cả thị trường, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn nhà nước, tiếp tục sắp xếp kế hoạch đầu tư công

Huy động các nguồn lực đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 ước đạt 1.298,8 tỷ đồng, bằng 111,42% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ 584,4 tỷ đồng; vốn tín dụng đầu tư phát triển đạt 490 tỷ đồng; vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp khoảng 178 tỷ đồng; vốn huy động các tổ chức từ thiện, các nhà tài trợ và các nguồn vốn huy động khác đầu tư trên địa bàn 46,4 tỷ đồng.

Thực hiện Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014, theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Chính phủ, kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách nhà nước trong năm 2016 đã được Ủy ban nhân dân huyện thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng đảm bảo đúng nguyên tắc theo hướng: Ưu tiên vốn thanh toán nợ xây dựng cơ bản, bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm 2016; đồng thời lồng ghép vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (như vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 40, 63, 115 của Hội đồng nhân dân tỉnh, vốn dân đóng góp, vốn sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn, vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục), nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã có điều kiện kinh tế khó khăn, các xã xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất cho các trạm y tế tuyến xã, xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; các trường nấu ăn cho học sinh bán trú, trường đạt chuẩn quốc gia, đầu tư trụ sở xã, đường giao thông, nhà văn hóa bản đặc biệt khó khăn, bản biên giới; chỉ bố trí vốn khởi công mới cho những công trình, dự án thật sự cấp thiết, tập trung đầu tư trọng điểm, có hiệu quả, nhằm khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công gây lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư.

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân các xã và các Ban quản lý dự án chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thành lập các đoàn công tác trực tiếp đi cơ sở để kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án, nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân thanh toán kế hoạch vốn đã được giao; đồng thời đẩy mạnh cam kết giải ngân tính đến ngày 15/12/2016 hoàn thành kế hoạch vốn giao.

Tổng kế hoạch vốn giao năm 2016: 116.802,3 triệu đồng; thực hiện giải ngân đến 15/11/2016: 66.685,2 triệu đồng, đạt 57%. Trong đó:

- Vốn năm 2015 chuyển nguồn sang năm 2016: Số tiền 18.443,8 triệu đồng; thực hiện giải ngân đến 15/11/2016: 16.060,3 triệu đồng, đạt 87%.

- Vốn giao năm 2016: số tiền 98.358,4 triệu đồng; thực hiện giải ngân đến 15/11/2016: 50.624,9 triệu đồng, đạt 51%.

+ Vốn năm 2015 chuyển nguồn sang năm 2016: Vốn ngân sách tỉnh, TW: tổng số vốn 13.824,6 triệu đồng; thực hiện giải ngân đến 15/11/2016: 11.833,5 triệu đồng, đạt 86%; vốn ngân sách huyện: tổng số vốn 4.619,1 triệu đồng; thực hiện giải ngân đến 15/11/2016: 4.226,7 triệu đồng, đạt 92%.

+ Kế hoạch vốn giao năm 2016: Vốn ngân sách tỉnh, TW: Tổng số vốn 75.258,9 triệu đồng; thực hiện giải ngân đến 15/11/2016: 42.260,7 triệu đồng, đạt 56%; vốn ngân sách huyện: Tổng số vốn 23.099,4 triệu đồng; thực hiện giải ngân đến 15/11/2016: 8.364,2 triệu đồng, đạt 36%; vốn TĐC TĐSL 23.212,6 triệu đồng; thực hiện giải ngân 23.212,6 triệu đồng, đạt 100%.

1.2. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp: Tổng số 38 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn huyện, trong đó: 02 doanh nghiệp nhà nước, 36 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động.

- Phát triển kinh tế tập thể: Đến nay toàn huyện có 12 Hợp tác xã đang hoạt động, trong đó (có 07 HTX thành lập mới, 05 HTX đã chuyển đổi theo luật HTX năm 2012). Còn lại 18 HTX phải giải thể và giải thể bắt buộc theo Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giúp các Hợp tác xã tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập cho các xã viên và người lao động; đồng thời tham gia tích cực vào Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.  

1.3. Tăng cường các biện pháp huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng    

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01-CT/NHNN ngày 23/02/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016; tăng cường đảm bảo hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu theo Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 23/02/2016; bảo đảm hệ thống máy ATM; Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/01/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

- Ngân hàng NN&PTNT: Tổng nguồn vốn huy động 366.000 triệu đồng, đạt 103% kế hoạch giao, trong đó huy động từ nhân dân 350.000 triệu đồng, huy động nguồn khác 16.000 triệu đồng; doanh số cho vay 611.000 triệu đồng, tăng 25.000 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; doanh số thu nợ đạt 572.000 triệu đồng, tăng 22.000 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; tổng dư nợ 571.000 triệu đồng, tăng 54 tỷ so với cùng kỳ năm trước, đạt 102% kế hoạch giao.

- Ngân hàng CSXH: Tổng nguồn vốn 284.683 triệu đồng; doanh số cho vay đạt 110.000 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 65.000 triệu đồng; tổng dư nợ 277.517 triệu đồng; dư nợ quá hạn 220 triệu đồng = 0,08%.

1.4. Kiểm soát giá cả thị trường

Chỉ đạo các ngành chức năng bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giá cả thị trường; kiểm tra việc niêm yết, kê khai giá và bán theo giá niêm yết, chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo chất lượng, an toàn hàng hóa phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn, 10 tháng tổ chức kiểm tra 236 vụ, phát hiện và xử phạt hành chính 209 vụ vi phạm về quy định nhãn hàng hóa, kinh doanh hành hóa nhập lậu, an toàn thực phẩm, với số tiền phạt 385,7 triệu đồng.

1.5. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi NSNN

Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp thu ngân sách, thu đúng, thu đủ và kịp thời đôn đốc thu nộp các khoản nợ thuế; đồng thời thực hiện tốt các biện pháp để tăng thu ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước địa phương 10 tháng 442.019,9 triệu đồng, ước thực hiện cả năm 531.696,5 triệu đồng, đạt 143,76% dự toán tỉnh giao 143,28% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao và tăng 9,79% so với năm 2015. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn 10 tháng 23.575 triệu đồng, ước thực hiện cả năm 29.500 triệu đồng, đạt 118% dự toán tỉnh giao, 112,38% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao và tăng 36,29% so với cùng kỳ năm 2015.

Chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thực hiện các chế độ, chính sách. Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách và sử dụng tài sản công, (trong năm 2016 Ủy ban nhân dân huyện đã giao tạm giữ 10% số chi thường xuyên 10 tháng của các đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, số tiền 1.908 triệu đồng). Tổng chi ngân sách địa phương 10 tháng 311.981,91 triệu đồng, ước thực hiện cả năm 525.551,67 triệu đồng, đạt 141,84% dự toán Hội đồng nhân dân huyện giao.

2. Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế

2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với việc đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) đạt 860 tỷ đồng, bằng 102,13% so với kế hoạch, tăng 12,27% so với thực hiện năm 2015; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá hiện hành) đạt 1.020 tỷ đồng (chiếm 37,11% trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất)

a) Nông nghiệp:

Mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết nắng hạn, giá cả đầu vào của sản xuất cao, nhưng Ủy ban nhâ dân huyện đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, đưa một số giống mới vào sản xuất, một số xã đã chuyển đổi diện tích một số loại cây trồng trên đất dốc kém hiệu quả như: ngô, sắn, dong giềng sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế như: mía, xoài, nhãn chín muộn...Dự kiến sản lượng lương thực có hạt ước đạt 91.028 tấn, đạt 105,15% so với kế hoạch, tăng 3,39% so với năm 2015. Sản lượng mía ước đạt 77.491 tấn, đạt 102,78% so với kế hoạch.

Chăm sóc, thâm canh diện tích cây công nghiệp, cải tạo vườn cây ăn quả,  tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm hiện có 4.128 ha, đạt 98,09% so với kế hoạch, tăng 18,14% so với năm 2015, trong đó:

- Cây chè 264 ha, đạt 100% so với kế hoạch, sản lượng chè búp tươi 1.100 tấn, đạt 78,68% so với kế hoạch; cây cà phê 270 ha, đạt 90% so với kế hoạch, sản lượng quả 6 tấn, không đạt so với kế hoạch (do do rét đậm, rét hại); cây cao su hiện có 851 ha, thực hiện 476 ha.

- Tổng diện tích cây ăn quả hiện có 2.848 ha, đạt 102,18% so với kế hoạch, tăng 28,57% so với năm 2015; trong đó trồng mới 521 ha, đạt 173,66% so với kế hoạch; sản lượng quả 13.461 tấn, đạt 101,3% so với kế hoạch, tăng 19,97% so với năm 2015;

- Tổng diện tích rau, đậu đỗ các loại 1.000 ha, đạt 100% so với kế hoạch, giảm 4,3% so với năm 2015; sản lượng rau, đậu các loại 13.000 tấn, đạt 76,4% so với kế hoạch, giảm 23,4% so với năm 2015. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt đạt 35 triệu đồng.

Chăn nuôi được duy trì và phát triển tổng đàn và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cơ bản đáp ứng nhu cầu trong huyện. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ổn định, không có ổ dịch truyền nhiễm lớn xảy ra. So với năm 2015, đàn trâu tăng 9,2%, đàn bò tăng 12,7%, đàn lợn tăng 36,1%, đàn dê tăng 10,2%, đàn gia cầm tăng 32,2%, đàn ong tăng 2,6%; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.800 tấn, đạt 100,28% so với kế hoạch, tăng 3,5% so với năm 2015.

b) Lâm nghiệp:

Chỉ đạo trồng rừng năm 2016 với tổng diện tích 184,4 ha, đạt 61,46% so với kế hoạch, trong đó: Rừng phòng hộ 84,3 ha, rừng sản xuất 100,1 ha, tỷ lệ sống đạt trên 85%; tổng diện tích rừng được chăm sóc 184,4 ha; diện tích rừng được bảo vệ 43.368,71 ha, độ che phủ của rừng đạt 51%.

Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng, qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý 53 vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (giảm 95 vụ so với năm 2015), trong đó: Phá rừng trái pháp luật 18 vụ, thiệt hại 3,17 ha rừng tự nhiên, trạng thái IIa; cháy rừng 05 vụ, thiệt hại 10,99 ha rừng rừng tự nhiên, trạng thái IIa; cất giữ lâm sản trái pháp luật 02 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 26 vụ. Khai thác rừng trái phép 01 vụ; vi phạm thủ tục hành chính trong vận chuyển lâm sản 01 vụ. Tổng số tiền xử phạt 759,7 triệu đồng, đã thu nộp ngân sách nhà nước được 380,75 triệu đồng. Tổng số lâm sản thu giữ 3.202 kg gỗ NIIA (Bách xanh + Nghiến) và 24,384 m3 gỗ NIII - NVI.

c) Thủy sản

Tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế ở những vùng thuận lợi, có điều kiện. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 285 ha, đạt 100% so với kế hoạch; sản lượng ước đạt 420 tấn, đạt 103,19% so với kế hoạch, tăng 9,37% so với thực hiện năm 2015.

d) Phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai

Trong năm trên địa bàn huyện đã xảy ra rét đậm, băng giá, mưa to, gió lốc gây thiệt hại về người, tài sản, hoa mầu của nhà nước và nhân dân cụ thể như sau:

- Thiệt hại do rét đậm: 4.119 vật nuôi bị chết, trong đó: gia súc 1.001 con, gia cầm: 3.118 con; ao cá 52,49 ha; ong 1.156 đàn, cà phê 252,6 ha; rau màu 3,42 ha; cây ăn quả 8,5 ha.

- Thiệt hại do mưa lũ: 01 người chết; 2.287 nhà bị ảnh hưởng; 21cầu, cống; 5.617 m kênh mương, sạt lở hơn 45.000 m3 đất đá; hơn 570 ha diện tích các loại cây trồng... Ước thiệt hại trên 18 tỷ đồng.

đ) Xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, trong đó đã phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ triển khai chương trình nông thôn mới năm 2016 với tổng số vốn 17.150 triệu đồng (trong đó: vốn trái phiếu Chính phủ 7.374   triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh bổ sung cân đối ngân sách huyện 2.000 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện chương trình theo Nghị quyết 40/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/20112 và Nghị quyết 63/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013, Nghị quyết 115/2015/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 của HĐND tỉnh 5.002 triệu đồng, vốn sự nghiệp giao thông và phát triển giao thông nông thôn 2.190 triệu đồng, vốn CTMTQG XDNTM 2.539 triệu đồng), chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tập trung rà soát, lựa chọn danh mục, dự án thực hiện cơ chế lồng ghép cùng các nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn xã điểm (Chiềng Pằn), xã biên giới, xã có điều kiện kinh tế khó khăn.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012,  Nghị quyết số 63/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013, Nghị quyết số 115/2015/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến 31/10/2016 các xã trên địa bàn toàn huyện thi công được 128 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 66,102 km, tổng kinh phí thực hiện 67.631,3 triệu đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ 21.555,1 triệu đồng,  vốn nhân dân đóng góp 46.076,2 triệu đồng, tỷ lệ huy động tại chỗ đạt 68,1%.

Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới: 01 xã đạt 19/19 tiêu chí (Chiềng Pằn): Dự kiến đến hết năm 2016: 02 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (Viêng Lán, Chiềng Sàng); 08 xã 5-9 tiêu chí (Tú Nang, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Chiềng Đông, Chiềng Khoi, Phiêng Khoài, Mường Lựm, Yên Sơn); 03 xã dưới 5 tiêu chí (Chiềng On,  Lóng Phiêng, Chiềng Tương).

2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất CN - TTCN - XDCB ước đạt 949 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đạt 103,71% so với kế hoạch, tăng 6,62% so với năm 2015. Các sản phẩm chủ yếu: Điện thương phẩm 22,9 triệu KWh, gạch nung các loại 11.630 nghìn viên; khai thác cát, sỏi các loại 26.700 m3; đá xây dựng 12.500 m3; sản lượng nước 330.000 m3; chế biến chè khô 540 tấn.

2.3. Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại phát triển khá, thị trường hàng hoá, dịch vụ cơ bản đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân; xúc tiến thương mại, quản lý thị trường được tăng cường; chất lượng dịch vụ được nâng lên. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 1.083 tỷ đồng, đạt 1003,7% so với kế hoạch, tăng 27,11% so với thực hiện năm 2015.

Dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác quản lý phương tiện vận tải được nâng cao, hoạt động vận tải hàng hoá được quản lý chặt chẽ theo quy định của Pháp luật; trong năm 2016, tổng khối l­ượng hàng hoá luân chuyển đạt 18.795 nghìn tấn/km, tăng 3,51% so với năm 2015; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 5.600 nghìn người/km, tăng 13,9% so với thực hiện năm 2015.

II. CÔNG TÁC TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA

1. Triển khai xây dựng các dự án thành phần

Tiếp tục triển khai các công trình được đầu tư theo Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của UBND tỉnh Sơn La. Tổng kế hoạch vốn giao năm 2016 là 25.968 triệu đồng; đã giải ngân thanh toán 22.955 triệu đồng, trong đó: Qui hoạch chi tiết 273 triệu đồng, bồi thường hỗ trợ 4.013 triệu đồng, xây dựng cơ bản 18.669 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 25.968 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thi công và tổ chức nghiệm thu, bàn giao các công trình đưa vào sử dụng đồng thời thực hiện quyết toán được 17 phương án, dự án với tổng giá trị quyết toán 11.642 triệu đồng.

- Tuyên truyền, công khai kết quả rà soát, xác minh diện tích đất trên cos 218 m chưa đưa vào hồ sơ kê khai ban đầu theo kiến nghị của các hộ dân TĐC Dự án thủy điện Sơn La tại 08/08 điểm TĐC (riêng điểm TĐC Nà Lắng 1, Nà Lắng 2, xã Mường Lựm không có đất trên cos 218 m).

- Đã triển khai kịp thời các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tại các xã, riêng xã Mường Lựm, 10 tháng đầu năm 2016 đã tổ chức được 8 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, 458 lượt người tham gia.

- Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết công tác di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La giai đoạn I.

2. Công tác khuyến nông

Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, trong năm 2015 tiếp tục thực hiện 20 mô hình khuyến nông (10 mô hình dê sinh sản, 10 mô hình lợn nái sinh sản) tại 10 điểm tái định cư; đồng thời tổ chức 20 chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại huyện Mai Sơn cho các điểm tái định cư trên địa bàn huyện.

III. CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI

1. Đời sống dân cư, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, lao động, việc làm

- Đánh giá việc huy động và lồng ghép, sử dụng các nguồn vốn để thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tổng số hộ được phê duyệt theo đề án 882 hộ, đã được hỗ trợ năm 2015 là 216 hộ, với tổng số tiền 8.640,0 triệu đồng, nhu cầu năm 2016- 2017 là 666 hộ, với tổng số tiền 16.340,0 triệu đồng.

- Chính sách cho người có công: Giải quyết trợ cấp ưu đãi người có công cho 340 đối tượng với số tiền 5.365,0 triệu đồng; rà soát, thống kê đối tượng đã được hưởng chế độ mai táng phí cho thân nhân theo Quyết định số: 62/2011/QĐ-TTg, được 15 đối tượng, với tổng số tiền trên 172 triệu đồng.

- Bảo trợ xã hội: Trợ cấp xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP cho 2.055 đối tượng với tổng số tiền 10.319,4 triệu đồng; trợ cấp đột xuất cho 22 hộ gia đình với tổng số tiền 98,5 triệu đồng; giao 67.624 thẻ BHYT cho các đối tượng: Chính sách, tự nguyện và bắt buộc; trợ cấp mai táng phí cho 41 thân nhân đối tượng đã từ trần với tổng số tiền là 123,0 triệu đồng; phê duyệt danh sách chúc thọ, mừng thọ cho các cụ tuổi tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và trên 100 tuổi với 578 đối tượng.

- Lao động việc làm và dạy nghề: Chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê lao động, việc làm để làm cơ sở xây dựng chương trình giải quyết việc làm năm 2016, tuyên truyền về việc làm và xuất khẩu lao động, đã tổ chức được 3 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Tú Nang và Chiềng Hặc.

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015: Thực hiện Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Tổ chức điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều năm 2015 trên địa bàn huyện. Kết quả triển khai điều tra có 7.664 hộ nghèo chiếm 42,51%, 1.244 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 6,9%.

- Tỷ lệ hộ thiếu đói: 11,8% với 2.162 hộ. Lý do: Trong 10 tháng trên địa bàn huyện đã xảy ra rét đậm, rét hại, mưa to, gió lốc, lũ quyét gây thiệt hại về tài sản, cây trồng, vật nuôi; đời sống của các hộ trồng cây cao su thu nhập thấp; giá nông sản thấp (ngô) đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của dân.

Công tác chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo. Cấp thẻ BHYT khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.

2. Chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có những cải thiện rõ rệt. Quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội, người có công. Tổ chức khám và điều trị cho 80.174 lượt người, tỷ lệ sử dụng giường bệnh đạt 85%. Công tác y tế dự phòng, phòng chống các loại dịch bệnh được chủ động triển khai và tích cực, kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh và dập tắt không để các loại dịch bệnh lan rộng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm, đã tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng, bếp nấu ăn cho học sinh bán trú, những cơ sở vi phạm đã thực hiện xử phạt theo quy định, trong 10 tháng đầu năm không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Kiểm tra 165 cơ sở, đạt 68 cơ sở, xử lý 17 cơ sở chưa đạt yêu cầu với số tiền phạt 35,5 triệu đồng.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền phổ biến chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho 38 người nghiện. Ước một số chỉ tiêu thực hiện kế hoạch cả năm: Dân số trung bình 78.679 người; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 82%; tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân 0,5%; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ 86,7%; tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân 17,9%; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi 0,45%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ đạt 94%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 19,3%; tỷ lệ người mắc các bệnh xã hội 0,04%; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế 33% (5 xã) theo Quyết định 4667/2014/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

3. Giáo dục & Đào tạo

Mạng lưới trường, lớp học sinh được ổn định, toàn huyện có 66 đơn vị trường học (20 trường Mầm non; 24 trường Tiểu học; 01 trường PTCS; 14 trường THCS; 03 trường PTDTBT THCS, 01 trường PTDT Nội trú; 02 trường THPT và 01 Trung tâm GDNN-GDTX) với tổng số 889 nhóm lớp và 21.205 học sinh.

Tỷ lệ huy động đều đạt và vượt kế hoạch: Trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ đạt 14,6%, Mẫu giáo đạt 98,9%; trẻ 5 tuổi đạt 99,8%; trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 99,8%; duy trì sỹ số cấp tiểu học đạt 99,97%; ra lớp THCS đạt 97,6% (tăng 0,2% so với kỳ trước); vào học lớp 6 đạt 99,3%; duy trì sỹ số cấp THCS đạt 98,9%; tốt nghiệp THCS (BTTHCS) vào học lớp 10 đạt 70,5%; duy trì sĩ số  THPT đạt 99,6% (tăng 0,2% so với năm học trước); duy trì sĩ số trung tâm GDTX đạt 97,7% (tăng 1,6% so với năm học trước).

Tỷ lệ về chất lượng giáo dục: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (Nhà trẻ 2,2%; Mẫu giáo 3,3%, giảm so với cùng kỳ trước 0,6%); suy dinh dưỡng thể thấp còi (Nhà trẻ 5,3%; Mẫu giáo 8,6%, giảm 1% so với cùng kỳ trước); hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,5%; học sinh giỏi, khá THCS đạt 42,6% (tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước), học sinh yếu, kém THCS chiếm 1,07%; chuyển lớp 98,9%, tốt nghiệp THCS (1054/1055) đạt 99,9%. THPT có tỷ lệ học sinh giỏi, khá đạt 34,3%; học sinh yếu còn 1,5%; tỷ lệ chuyển lớp đạt 98,5%, tỷ lệ tốt nghiệp (508/516) đạt 98,5%. Trung tậm hưởng nghiệp nghề - GDTX huyện có tỷ lệ học sinh khá  18,45% (tăng 7,4% so với năm học trước), học sinh yếu 5,1% (giảm 0,6% so với năm học trước), chuyển lớp đạt 94,9%, tốt nghiệp BTTHPT đạt 100%.

Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập THCS; mở 5 lớp xóa mù chữ với 115 học viên cho đối tượng phụ nữ và trẻ em gái; 15 trung tâm học tập cộng đồng thực hiện được 25 chuyên đề với 325 buổi và 37.600 nghìn lượt người tham gia.

Thực hiện 2 tiêu chí (Trường học và giáo dục) về chương trình MTQG xây dựng thôn mới, đã có 07 đơn vị (xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Tú Nang, Sặp Vạt, Chiềng Khoi, Phiêng Khoài và Yên Sơn) đạt tiêu chí số 14 về giáo dục.

Xây dựng và sửa chữa được 67 phòng học và phòng chức năng, 05 nhà vệ sinh, 01 nhà bếp ăn bán trú, xây 14 công trình cổng, tường bao, bờ kè và đường vào trường, sửa 40 bộ bàn ghế và giường cho học sinh; mua sắm đồ dùng cho học sinh bán trú, máy chiếu, bàn ghế làm việc hội đồng ...với tổng kinh phí 1,305 tỷ đồng (ngân sách nhà nước 517 triệu đồng, xã hội hóa 788 triệu đồng). Duy trì 23 bếp ăn bán trú với 2.118 học sinh ăn bán trú đạt 74%, thực hiện tổ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Toàn huyện có 1.618 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; đã có 21 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 31,8%; tổ chức kiểm tra chuyên ngành được 21 cuộc đạt 91,3% so với kế hoạch.

Thực hiện bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ hè năm 2016 cho 1.230 cán bộ quản lý, giáo viên; tham mưu, quy hoạch cán bộ quản lý, điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017; công tác tuyển sinh theo kế hoạch, kết quả: Tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2016-2017 đạt 99,5%, lớp 6 đạt 100%; Lớp 10 đạt 100%. duy trì 23 bếp nấu ăn bán trú.

4. Thông tin - truyền thông, Văn hóa - thể thao và du lịch

4.1. Văn hóa - thể thao và du lịch

 Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước. Đặc biệt là tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc. Phát triển phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở". Triển khai rà soát đăng ký các danh hiệu văn hóa năm 2016 của các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Kết quả bình xét danh hiệu văn hóa năm 2016: Gia đình văn hóa đạt 8.474/18.199 đạt 46,56% so với kế hoạch; bản, tiểu khu đạt 35/195 chiếm 17,95% so với kế hoạch; cơ quan, đơn vị 146/153 chiếm 95,42%; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới: 1/15, chiếm 6,66%.

Tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; xây dựng và phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Tổ chức các giải thể dục, thể thao tại huyện, tham gia các giải thể dục, thể thao cấp tỉnh, đạt 40 HCV, 28 HCB, 32 HCĐ; có 7/15 xã tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân...

Tổ chức phục vụ khách tham quan Di tích thắng cảnh hang Chi Đảy và các di tích khác, đạt khoảng 4.000 lượt người. Phối hợp với các Sở, ngành, lập quy hoạch tổng thể di tích thắng cảnh hang: Chi Đảy, Nhả Nhung, Ta Búng; di tích lịch sử tượng đài chiến thắng: Chiềng Đông, Cầu Sắt Yên Châu. Tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn huyện.

4.2. Thông tin - truyền thông:

- Sự nghiệp truyền thanh, truyền hình được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện về cả cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng thông tin, truyền thông của các loại hình thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình; xây dựng và phát sóng các chương trình truyền hình thời sự tiếng phổ thông, tiếng Thái, tiếp và phát sóng truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam; tính đến hết tháng 10/2016 đã phát trên sóng phát thanh 464 chương trình tiếng phổ thông và tiếng Thái với 3.260 tin, bài; phát sóng 53 chương trình truyền hình; gửi phát trên kênh STV 20 trang truyền hình cơ sở với trên 320 tin bài phát. Các chương trình phát thanh - truyền hình được chuyển qua mạng Inteet và phát tại các trạm thu phát sóng phát thanh - truyền hình giúp cán bộ, nhân dân trong huyện tiếp cận được thông tin hàng ngày. Tin bài phản ánh sinh động, kịp thời những sự kiện diễn ra trên địa bàn huyện đảm bảo tính thời sự, trung thực và góp phần định hướng dư luận.

- Bưu chính, viễn thông: Chuyển, phát kịp thời thư, báo, công văn tài liệu phục vụ các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân; tỷ lệ hộ xem được Đài truyền hình Việt Nam là 96,5%, tỷ lệ hộ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam là 96,5%; số thuê bao điện thoại 28,18/100 dân, số thuê bao Inteet 3,41/100 dân. Tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được 360 buổi với 17.500 lượt người xem.

Doanh thu 10 tháng đầu năm đạt 39.277 triệu đồng, trong đó doanh thu ngành bưu chính 377 triệu đồng đạt 75,4% so với kế hoạch; doanh thu ngành viễn thông 38.900 triệu đồng đạt 74,52% so với kế hoạch. Tổng số thuê bao điện thoại 10 tháng đạt 21.470 thuê bao.

5. Thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc

Tình hình trong vùng đồng bào dân tộc cơ bản ổn định và phát triển theo chiều hướng tích cực; đồng bào các dân tộc trong huyện thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhân dân yên tâm ổn định sản xuất; tình hình các tệ nạn xã hội và truyền học đạo trái phép tuy có diễn biến phức tạp nhưng đã được giải quyết kịp thời. Thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Uyr ban nhân dân các xã nắm tình hình sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc, nhất là ở các xã, bản vùng cao, biên giới để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ: Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK xã an toàn khu, xã biên giới; các thôn, bản ĐBKK (Chương trình 135) 9.533 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển 7.347 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 2.186 triệu đồng, thực hiện 100% kế hoạch vốn giao. Hỗ trợ theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009, nguồn vốn giao 1.738,4 triệu đồng, trong năm đã thực hiện hỗ trợ cho 3.948 hộ, 17.083 khẩu với tổng mức hỗ trợ 1.660,2 triệu đồng, dự kiến đến hết năm sẽ giải ngân xong 100% số vốn được giao. Hỗ trợ theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 với tổng số kinh phí 212,7 triệu đồng. Hỗ trợ theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Chính phủ, thực hiện 2.832 triệ đồng với 354 hộ vay.

IV. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cấp giấy chứng nhận QSD đất cho 191 hộ gia đình, cá nhân (191 giấy) trên địa bàn huyện với tổng diện tích: 469.474,9 m2; Chỉnh lý biến động đất đai cho 138 hộ gia đình và cá nhân; đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất 136 hồ sơ; xoá đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất 126 hồ sơ.

- Việc cấp phép, quản lý và kiểm soát khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, khoáng sản tài nguyên nước và bảo vệ môi trường: Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh lãng phí, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường đồng thời bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái. Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Luật Tài nguyên khoáng sản, Luật Tài nguyên nước và đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Ban hành 08 giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện, ban hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh xã hội hoá và hợp tác hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường như tập trung trồng mới, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, quản lý chặt chẽ việc cung cấp, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường thông qua việc tổ chức các sự kiện môi trường như: ngày nước thế giới, ngày khí tượng thế giới, ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.

Những vấn đề nổi cộm về môi trường (bảo vệ môi trường) trong thời gian qua

- Với đặc điểm là một huyện miền núi, phần lớn là đất dốc, quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế và phân bố manh mún, dân số gia tăng nhanh, tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy, canh tác không hợp lý trên đất dốc và lạm dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt đã diễn ra trong một thời gian dài làm cho môi trường đất ở nhiều nơi trong huyện đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh hơn trước, hậu quả là diện tích đất bị thoái hoá, bạc màu và bị ô nhiễm tăng lên.

- Do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn theo hình thức truyền thống, làm chuồng trại ngay trong khuôn viên nhà ở nên chất thải cùng thức ăn thừa của gia súc, gia cầm được thải ra rãnh nước đường làng ngõ xóm, mương máng, ao hồ… gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

- Rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện chưa được tập trung xử lý đúng cách, hiện tại trên địa bàn huyện chỉ có hai bãi rác được đưa vào hoạt động là bãi rác tại xã Viêng Lán và xã Chiềng Hặc, kỹ thuật xử lý còn thô sơ và chưa đủ công suất để xử lý khối lượng rác thải tương đối lớn của toàn huyện. Một số xã vùng xâu vùng xa chưa có bãi xử lý, chôn lấp rác thải tập trung làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

- Tình trạng san ủi cải tạo mặt bằng không phép gây ô nhiễm môi trường, lấp bờ, lòng suối vẫn còn xảy ra.

V. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Đánh giá về cải cách hành chính trên các mặt: Thể chế; tổ chức bộ máy; thủ tục hành chính; tác phong lề lối làm việc; sắp xếp, điều động, luân chuyển, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

1. Cải cách thể chế

Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 24/02/2016 Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện năm 2016, Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 24/02/2016 Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2016. Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 03/3/2016 triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2016.

2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, biên chế để sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác cho phù hợp, nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu; thực hiện điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý, cán bộ công chức, viện chức theo qui định của pháp luật.

3. Về cải cách thủ tục hành chính

Việc ban hành quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” quan tâm thực hiện; đã tiếp nhận 583 hồ sơ; cấp xã đã giải quyết hộ tịch cho 1.360 hồ sơ; chứng thực 15.611 lượt.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Tổ chức rà soát chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để có giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với 135 công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng năm 2016; cử 27 công chức, viên chức tham gia đào tạo bồi dưỡng trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính năm 2016; đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2015.

5. Cải cách tài chính công

Ban hành các văn bản về lĩnh vực tài chính như: Quyết định điều hành ngân sách địa phương năm 2016, Chỉ thị thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016, công văn chỉ đạo điều hành ngân sách năm 2016, Công văn phê duyệt phương án thu chi ngân sách các quý năm 2016. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện báo cáo tăng giảm tài sản, công khai dự toán ngân sách năm 2016, quyết toán ngân sách năm 2015, thực hiện chuyển nguồn kinh phí năm 2015 sang năm 2016 và thực hiện tổng quyết toán ngân sách năm 2015.

Ủy ban nhân dân huyện có 19/19 đơn vị được giao triển khai và thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ đạt 100%; Có 66/66 đơn vị sự nghiệp được giao triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đạt 100%.

6. Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Phối hợp với Trung tâm CNTT - VNPT Sơn La, Trung tâm Viễn thông Yên Châu tổ chức 03 đợt tập huấn triển khai phần mềm quản lý văn bản VNPT - iOffice cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã; chính thức triển khai phần mềm quản lý văn bản VNPT - iOffice tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn.

Duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử huyện, Ban biên tập Cổng thông tin điện tử huyện đã đăng được 435 tin, bài về các sự kiện diễn ra trong huyện; 06 video về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Yên Châu phần I; Kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Yên Châu phần II; Tiếng khèn bè Yên Châu; Vang mãi cồng chiêng Yên Châu; Thăm thẳm Chiềng Khoi.

7. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Việc mua sắm tài sản công; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử dụng tài chính, ngân sách nhà nước; công tác quản lý sử dụng đất đai, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép kinh doanh; công tác tuyển sinh, tuyển dụng. không để xẩy ra khiếu kiện, tố cáo. Triển khai có hiệu quả Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước.

- Công tác thanh tra đã thực hiện 12 cuộc, trong đó: 06 cuộc thanh tra theo kế hoạch đạt 100% theo kế hoạch và 03 cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền huyện, 03 cuộc chuyển từ năm 2015. Qua thanh tra đã phát hiện xử lý số tiền sai phạm 1.676,2 triệu đồng, đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 755,5 triệu đồng, kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân sai phạm.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân, thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong 10 tháng  đã tiếp 128 lượt với 149 người đến phản ánh, kiến nghị; tiếp nhận 317 đơn, trống cấp huyện 103 đơn, cấp xã 214 đơn, phân loại: đơn kiến nghị, phản ánh: 293 đơn, đơn khiếu nại  16 đơn, đơn tố cáo 8 đơn. Toàn bộ số đơn các cấp nhận đã được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục qui định.

Ban phòng chống tham nhũng huyện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng.

VI. QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỐI NGOẠI

1. Quốc phòng

Duy trì chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu. Phối hợp chặt chẽ các LLVT bảo đảm tốt an ninh biên giới, TTATXH, nắm chắc tình hình ANCT trên địa bàn, bảo vệ tết nguyên đán Bính thân năm 2016, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII và bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp an toàn tuyệt đối. 

Hội đồng quân sự huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ: Tuyển quân 2016 theo hướng dẫn của trên; diễn tập PCCCR - BVR năm 2016 tại xã Chiềng Đông; diễn tập cụm tác chiến Biên phòng Chiềng On, Phiêng Khoài đạt loại giỏi; tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ xã năm 2016 xã Chiềng Sàng, Yên Sơn đật loại giỏi; tổ chức tập huấn cho cán bộ DQTV năm 2016, cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng GDQP tại tỉnh; giao ban theo Nghị định số 77/2010/NĐ-CP, Nghị định số 133/2015/NĐ-CP với 158 lượt người tham gia; xây dựng quy hoạch trận địa phòng không 12,7 mm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch B bảo đảm cho quyết tâm A; chỉ đạo thực hiện tốt chế độ chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham ra kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

2. An ninh

Tình hình an ninh đảm bảo ổn định, không xảy ra vụ việc nào nghiêm trọng, các hiện tượng mâu thuẫn nảy sinh trong nhân dân đều được tập trung giải quyết dứt điểm, không để trở thành điểm nóng; triển khai lực lượng bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày Lễ, Tết và trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị. Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 trên địa bàn huyện, bảo vệ từ xa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bảo vệ bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trên địa bàn huyện an toàn tuyệt đối, không xảy ra tình hình đột xuất, bất ngờ.

Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực:

- Phạm pháp về trật tự xã hội: Trên địa bàn huyện xảy ra 75 vụ, 171 đối tượng (giảm 06 vụ, tăng 20 đối tượng so năm 2015), đã điều tra làm rõ 73/75 vụ, đạt 97,3%.

 - Tội phạm về ma túy: Phát hiện và bắt giữ 69 vụ với 112 đối tượng (tăng 27 vụ, 71 đối tượng so năm 2015), đã điều tra làm rõ 67 vụ, khởi tố 64 vụ, 101 bị can. Vật chứng thu giữ gồm: 7.098,501 gam Hêrôin; 52.683,5 viên ma túy tổng hợp có tổng trọng lượng là 4.995,959 gam; 2,78941 kg thuốc phiện; 900,49 gam quả thuốc phiện tươi; 54 điện thoại di động; 47 xe môtô; 62,2 triệu đồng và một số vật chứng khác có liên quan.

- Vi phạm kinh tế và chức vụ: Phát hiện 15 vụ với 16 đối tượng (tăng 08 vụ, 08 đối tượng so năm 2015). Đã xử lý hành chính 01 vụ với 01 đối tượng; chuyển cơ quan khác 14 vụ với 15 đối tượng.

- Vi phạm môi trường: Phát hiện 22 vụ với 28 đối tượng (tăng 02 vụ, 04 đối tượng so năm 2015), gây ô nhiễm môi trường, vận chuyển trái phép lâm sản, hủy hoại rừng, vi phạm qui định về vệ sinh ATTP, vận chuyển gia súc, gia cầm không kiểm dịch.

- Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trên địa bàn, trọng tâm chấp hành đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, học sinh trên 6 tuổi. Thực hiện tốt công tác trật tự công cộng tại khu vực thị trấn; phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm các vụ tai nạn, va chạm giao thông đường bộ và các vụ việc có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Kết quả công tác tuần tra, kiểm soát giao thông: Phát hiện 1.305 (tăng 12 trường hợp so năm 2015); trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 947 trường hợp với số tiền 417,6 triệu đồng.

3. Đối ngoại

Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các huyện giáp biên của nước CHDCND Lào; tình hình an ninh trật tự phía giáp biên và khu vực biên giới Việt Nam - Lào giữa huyện Yên Châu với huyện Xiềng Khọ và huyện Sốp Bâu (Lào) ổn định. Nhân dân các dân tộc 02 bên biên giới có quan hệ láng giềng thân thiện, không xảy ra vụ việc nào gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại, tình hình ổn định./.

 

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1