Đề cương tuyên tuyền pháp luật 2022
Lượt xem: 96
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tuyên truyền về Công ước chống tra tấn của Liên Hợp quốc và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn   Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc tên đầy đủ là “Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác” là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại của Liên hợp quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới. Công ước này đòi hỏi các nước phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn trong nước mình, và nghiêm cấm các nước trả lại người về đất nước của họ nếu có lý do để tin rằng (ở đó) họ sẽ bị tra tấn. Bản văn Công ước đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận ngày 10/12/1984. Tiếp sau sự phê chuẩn của nước ký kết thứ 20 thì Công ước đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Ngày 26/6 hàng năm được công nhận là Ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (International Day in Support of Torture Victims) để vinh danh Công ước này. Công ước này theo cấu trúc với một lời mở đầu và 33 điều khoản, được chia thành 3 phần: Phần I (các Điều 1-16) định nghĩa tra tấn (Điều 1), và các bên ký kết phải có các biện pháp hữu hiệu để phòng chống bất cứ hành động tra tấn trong bất cứ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình (Điều 2). Các điều khoản trên bao gồm việc bảo đảm rằng tra tấn được coi là một tội hình sự (Điều 4), việc thiết lập quyền thi hành pháp luật đối với các hành vi tra tấn một công dân của bên ký kết hoặc do một công dân của bên ký kết vi phạm (tội tra tấn) (Điều 5), việc bảo đảm rằng tra tấn là một tội có thể bị dẫn độ (Điều 8), và việc thiết lập quyền thi hành pháp luật phổ quát để xét xử các vụ tra tấn tại nơi một kẻ phạm tội tra tấn không thể bị dẫn độ (Điều 5). Các bên ký kết phải kịp thời điều tra mọi cáo buộc tra tấn (các Điều 12 và 13), và các nạn nhân bị tra tấn phải có quyền được bồi thường (Điều 14). Các bên cũng phải cấm sử dụng chứng cớ do tra tấn (mà có) ở các tòa án của mình (Điều 15), và ngăn chặn việc trục xuất, dẫn độ hoặc trả lại người về nơi mà có cơ sở để tin rằng họ sẽ bị tra tấn (Điều 3). Các bên ký kết cũng có nghĩa vụ phòng chống việc trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác, và điều tra bất kỳ cáo buộc nào về việc đối xử như vậy trong thẩm quyền pháp lý của mình (Điều 16). Phần II (Điều 17 - 24) nói về việc báo cáo, giám sát Công ước và các bước do các bên tiến hành để thực hiện Công ước. Phần này thiết lập Ủy ban chống tra tấn (Điều 17), và trao quyền cho Ủy ban để điều tra các cáo buộc tra tấn có hệ thống (Điều 20). Nó cũng thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp tùy chọn giữa các bên (Điều 21) và cho phép các bên công nhận thẩm quyền của Ủy ban được nghe các khiếu nại, khiếu tố của các cá nhân về việc vi phạm Công ước của một bên ký kết (Điều 22). Phần III (Điều 25 - 33) nói về việc phê chuẩn, đi vào hiệu lực và tùy chỉnh Công ước. Nó cũng bao gồm một cơ chế trọng tài tùy chọn (không bắt buộc) đối với tranh chấp giữa các bên (Điều 30). Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc ký kết, phê chuẩn Công ước có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta cũng như thể hiện sự quyết tâm duy trì nền tảng đạo đức, pháp lý và văn hóa quyền con người đang được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng và Hiến pháp năm 2013; cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hiệu quả trong đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Việc phê chuẩn Công ước này cũng tạo điều kiện để rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người cho phù hợp với Công ước và các quy chuẩn chung của pháp luật quốc tế về quyền con người. Thực hiện đúng các nội dung Công ước, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù Hợp với các quy định Công ước. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước chống tra tấn. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quan tâm đặc biệt. Hiến pháp năm 2013 đã có một số quy định phù hợp với Công ước chống tra tấn, như: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31); “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.” (khoản 4 Điều 31); “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật” (khoản 5 Điều 31); “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích Hợp pháp của đương sự được bảo đảm” (khoản 7 Điều 103);… Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Theo đó, rất nhiều những nội dung quy định có tính nguyên tắc được đưa vào Bộ luật này là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, như: Thứ nhất, cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 vào Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự thành Quy định về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân: " Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết". Thứ hai, quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người" (Điều 10). Ngoài ra, khoản 6 Điều 183 BLTTHS quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Với quy định này, đối với hoạt động hỏi cung được đánh giá là cần thiết nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống tra tấn, bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp, đồng thời bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo. Tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, giao Chính phủ bảo đảm kinh phí thực hiện quy định về chỉ định người bào chữa, ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can;  Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 01/01/2017. Chậm nhất đến 01/01/2019 thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc. Thứ ba, cụ thể hóa khoản 5 Điều 31 Hiến pháp 2013 thành quy định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự về bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân. Theo đó:" Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân bị xử lý theo pháp luật". Ngoài ra, Luật Tạm giữ, tạm giam năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, tại khoản 3 Điều 4 của Luật này ghi nhận nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: “Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam”; khoản 1 Điều 8 quy định hành vi bị nghiêm cấm:“Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam”. Một trong những quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được pháp luật bảo đảm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 9:“Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;”  Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, tội “Dùng nhục hình” có quy định tại Điều 373. Nếu so sánh tội danh này với quy định tại Điều 298 BLHS năm 1999, rõ ràng nhà làm luật đã có sự “nội luật hóa” Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc theo tinh thần Nghị quyết 83/2014/QH13. Theo Điều 1 Công ước chống tra tấn, tra tấn được hiểu là: " Bất kỳ hành vi cố ý gây ra sự đau đớn hoặc chịu đựng đối với một người về thể xác lẫn tinh thần, nhằm mục đích lấy những thông tin, sự thú tội từ người đó hay một người thứ ba; trừng phạt người đó về một việc mà người đó hay người thứ ba đã thực hiện hoặc nghi ngờ đã thực hiện; đe dọa hoặc ép buộc người đó hay người thứ ba; hoặc vì các mục đích khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi mà sự đau đớn hoặc chịu đựng đó được gây ra bởi hoặc với sự xúi giục của hoặc với sự đồng ý hoặc sự ưng thuận của một nhân viên chính quyền." Khái niệm tại Công ước cho thấy “tra tấn” gồm ba yếu tố cơ bản: hành vi, chủ thể thực hiện và mục đích. Trong đó:  i) Về hành vi, tra tấn gồm: mọi hành vi cố ý gây đau đớn về thể xác hay tinh thần cho một người nhằm mục đích lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba; hành vi trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba đã thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện; hành vi đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc bất kỳ hành vi đối xử có tính chất phân biệt đối xử. ii) Về chủ thể thực hiện bao gồm: một công chức thực hiện hoặc do người khác thực hiện bởi sự xúi giục, đồng tình của một công chức. iii) Về mục đích: nhằm lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba hoặc trừng phạt họ. Đáng chú ý là BLHS 2015 đã sửa đổi tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội dùng nhục hình, tội bức cung theo hướng tăng nặng nhằm đảm bảo yêu cầu của Công ước chống tra tấn, cụ thể: + BLHS 2015 bổ sung tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là “tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân” vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (điểm b khoản 3 Điều 157, mức hình phạt từ 05 năm tù đến 12 năm tù). + BLHS 2015 bổ sung hành vi khách quan “dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào” vào tội dùng nhục hình (Điều 373). Điều luật cũng quy định nếu người phạm tội làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ bảy năm đến 12 năm (khoản 3); làm người bị nhục hình chết thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4). + BLHS 2015 bổ sung tình tiết tăng nặng định khung vào tội bức cung (Điều 374). Trường hợp “dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung” sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 7 năm (khoản 2); phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm người bị bức cung chết; dẫn đến làm oan người vô tội; dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4). Thứ tư, ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội theo đúng tinh thần quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 vào Điều 13 BLTTHS phù hợp với nội dung quy định của Công ước chống tra tấn và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc. Theo đó: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội". Tại điểm d khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; điểm d khoản 2 Điều  60 và điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS quy định người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt theo quyết định truy nã; người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền: Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Có thể nói, quy định về quyền im lặng này được giới luật học và nhân dân đánh giá cao vì nó góp phần chống bức cung, nhục hình, bảo vệ quyền con người và phù hợp với nền tố tụng tiến bộ của nhiều nước trên thế giới. Những quy định này cũng trùng khớp với quy định tại điểm g khoản 3 Điều 14 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16/12/1966; có hiệu lực ngày 23/3/1976 mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982. Thứ năm, cụ thể hóa quy định tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 vào Điều 16 BLTTHS, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự: " Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này". Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam đến khi truy tố có nhiều khả năng, cũng như nguy cơ xảy ra các hành vi tra tấn, bức cung, dùng nhục hình sẽ được thực hiện. Vì vậy, để hạn chế việc thực hiện các hành vi nêu trên thì người bào chữa cần phải có mặt, tham gia ngay từ giai đoạn tố tụng ban đầu, cụ thể trong giai đoạn khởi tố vụ án thì người bào chữa tham gia từ khi một người bị bắt (trong trường Hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang), bị tạm giữ, tạm giam. Đồng thời, quy định quyền của người bào chữa là có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên hoặc kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can. Ngày 12/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Quyết định số 65/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Đề án được ban hành nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và Công ước chống tra tấn được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với việc triển khai có hiệu quả pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan; lồng ghép triển khai Đề án với triển khai các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn với triển khai tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; lồng ghép, tích hợp các quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn trong nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo các chức danh tư pháp và các nhà trường; ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn./.       ĐỀ CƯƠNG  Tuyên truyền về Công ước chống tra tấn của Liên Hợp quốc và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn    

ĐỀ CƯƠNG 

Tuyên truyền về Công ước chống tra tấn của Liên Hợp quốc

và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

 

Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc tên đầy đủ là Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại của Liên hợp quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới.

Công ước này đòi hỏi các nước phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn trong nước mình, và nghiêm cấm các nước trả lại người về đất nước của họ nếu có lý do để tin rằng (ở đó) họ sẽ bị tra tấn.

Bản văn Công ước đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận ngày 10/12/1984. Tiếp sau sự phê chuẩn của nước ký kết thứ 20 thì Công ước đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Ngày 26/6 hàng năm được công nhận là Ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (International Day in Support of Torture Victims) để vinh danh Công ước này.

Công ước này theo cấu trúc với một lời mở đầu và 33 điều khoản, được chia thành 3 phần:

Phần I (các Điều 1-16) định nghĩa tra tấn (Điều 1), và các bên ký kết phải có các biện pháp hữu hiệu để phòng chống bất cứ hành động tra tấn trong bất cứ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình (Điều 2). Các điều khoản trên bao gồm việc bảo đảm rằng tra tấn được coi là một tội hình sự (Điều 4), việc thiết lập quyền thi hành pháp luật đối với các hành vi tra tấn một công dân của bên ký kết hoặc do một công dân của bên ký kết vi phạm (tội tra tấn) (Điều 5), việc bảo đảm rằng tra tấn là một tội có thể bị dẫn độ (Điều 8), và việc thiết lập quyền thi hành pháp luật phổ quát để xét xử các vụ tra tấn tại nơi một kẻ phạm tội tra tấn không thể bị dẫn độ (Điều 5). Các bên ký kết phải kịp thời điều tra mọi cáo buộc tra tấn (các Điều 12 và 13), và các nạn nhân bị tra tấn phải có quyền được bồi thường (Điều 14). Các bên cũng phải cấm sử dụng chứng cớ do tra tấn (mà có) ở các tòa án của mình (Điều 15), và ngăn chặn việc trục xuất, dẫn độ hoặc trả lại người về nơi mà có cơ sở để tin rằng họ sẽ bị tra tấn (Điều 3). Các bên ký kết cũng có nghĩa vụ phòng chống việc trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác, và điều tra bất kỳ cáo buộc nào về việc đối xử như vậy trong thẩm quyền pháp lý của mình (Điều 16).

Phần II (Điều 17 - 24) nói về việc báo cáo, giám sát Công ước và các bước do các bên tiến hành để thực hiện Công ước. Phần này thiết lập Ủy ban chống tra tấn (Điều 17), và trao quyền cho Ủy ban để điều tra các cáo buộc tra tấn có hệ thống (Điều 20). Nó cũng thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp tùy chọn giữa các bên (Điều 21) và cho phép các bên công nhận thẩm quyền của Ủy ban được nghe các khiếu nại, khiếu tố của các cá nhân về việc vi phạm Công ước của một bên ký kết (Điều 22).

Phần III (Điều 25 - 33) nói về việc phê chuẩn, đi vào hiệu lực và tùy chỉnh Công ước. Nó cũng bao gồm một cơ chế trọng tài tùy chọn (không bắt buộc) đối với tranh chấp giữa các bên (Điều 30).

Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc ký kết, phê chuẩn Công ước có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta cũng như thể hiện sự quyết tâm duy trì nền tảng đạo đức, pháp lý và văn hóa quyền con người đang được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng và Hiến pháp năm 2013; cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hiệu quả trong đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.

Việc phê chuẩn Công ước này cũng tạo điều kiện để rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người cho phù hợp với Công ước và các quy chuẩn chung của pháp luật quốc tế về quyền con người. Thực hiện đúng các nội dung Công ước, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù Hợp với các quy định Công ước. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước chống tra tấn. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quan tâm đặc biệt.

Hiến pháp năm 2013 đã có một số quy định phù hợp với Công ước chống tra tấn, như: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31); “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.” (khoản 4 Điều 31); “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật” (khoản 5 Điều 31); “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích Hợp pháp của đương sự được bảo đảm” (khoản 7 Điều 103);…

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Theo đó, rất nhiều những nội dung quy định có tính nguyên tắc được đưa vào Bộ luật này là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, như:

Thứ nhất, cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 vào Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự thành Quy định về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân: " Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết".

Thứ hai, quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người" (Điều 10). Ngoài ra, khoản 6 Điều 183 BLTTHS quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Với quy định này, đối với hoạt động hỏi cung được đánh giá là cần thiết nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống tra tấn, bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp, đồng thời bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo. Tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, giao Chính phủ bảo đảm kinh phí thực hiện quy định về chỉ định người bào chữa, ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can;  Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 01/01/2017. Chậm nhất đến 01/01/2019 thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

Thứ ba, cụ thể hóa khoản 5 Điều 31 Hiến pháp 2013 thành quy định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự về bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân. Theo đó:" Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân bị xử lý theo pháp luật". Ngoài ra, Luật Tạm giữ, tạm giam năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, tại khoản 3 Điều 4 của Luật này ghi nhận nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: “Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam”; khoản 1 Điều 8 quy định hành vi bị nghiêm cấm:“Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam”. Một trong những quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được pháp luật bảo đảm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 9:“Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;”

 Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, tội “Dùng nhục hình” có quy định tại Điều 373. Nếu so sánh tội danh này với quy định tại Điều 298 BLHS năm 1999, rõ ràng nhà làm luật đã có sự “nội luật hóa” Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc theo tinh thần Nghị quyết 83/2014/QH13. Theo Điều 1 Công ước chống tra tấn, tra tấn được hiểu là: " Bất kỳ hành vi cố ý gây ra sự đau đớn hoặc chịu đựng đối với một người về thể xác lẫn tinh thần, nhằm mục đích lấy những thông tin, sự thú tội từ người đó hay một người thứ ba; trừng phạt người đó về một việc mà người đó hay người thứ ba đã thực hiện hoặc nghi ngờ đã thực hiện; đe dọa hoặc ép buộc người đó hay người thứ ba; hoặc vì các mục đích khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi mà sự đau đớn hoặc chịu đựng đó được gây ra bởi hoặc với sự xúi giục của hoặc với sự đồng ý hoặc sự ưng thuận của một nhân viên chính quyền."

Khái niệm tại Công ước cho thấy “tra tấn” gồm ba yếu tố cơ bản: hành vi, chủ thể thực hiện và mục đích. Trong đó:

 i) Về hành vi, tra tấn gồm: mọi hành vi cố ý gây đau đớn về thể xác hay tinh thần cho một người nhằm mục đích lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba; hành vi trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba đã thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện; hành vi đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc bất kỳ hành vi đối xử có tính chất phân biệt đối xử.

ii) Về chủ thể thực hiện bao gồm: một công chức thực hiện hoặc do người khác thực hiện bởi sự xúi giục, đồng tình của một công chức.

iii) Về mục đích: nhằm lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba hoặc trừng phạt họ. Đáng chú ý là BLHS 2015 đã sửa đổi tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội dùng nhục hình, tội bức cung theo hướng tăng nặng nhằm đảm bảo yêu cầu của Công ước chống tra tấn, cụ thể:

+ BLHS 2015 bổ sung tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là “tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân” vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (điểm b khoản 3 Điều 157, mức hình phạt từ 05 năm tù đến 12 năm tù).

+ BLHS 2015 bổ sung hành vi khách quan “dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào” vào tội dùng nhục hình (Điều 373). Điều luật cũng quy định nếu người phạm tội làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ bảy năm đến 12 năm (khoản 3); làm người bị nhục hình chết thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4).

+ BLHS 2015 bổ sung tình tiết tăng nặng định khung vào tội bức cung (Điều 374). Trường hợp “dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung” sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 7 năm (khoản 2); phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm người bị bức cung chết; dẫn đến làm oan người vô tội; dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4).

Thứ tư, ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội theo đúng tinh thần quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 vào Điều 13 BLTTHS phù hợp với nội dung quy định của Công ước chống tra tấn và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc. Theo đó: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội". Tại điểm d khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; điểm d khoản 2 Điều  60 và điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS quy định người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt theo quyết định truy nã; người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền: Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Có thể nói, quy định về quyền im lặng này được giới luật học và nhân dân đánh giá cao vì nó góp phần chống bức cung, nhục hình, bảo vệ quyền con người và phù hợp với nền tố tụng tiến bộ của nhiều nước trên thế giới. Những quy định này cũng trùng khớp với quy định tại điểm g khoản 3 Điều 14 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16/12/1966; có hiệu lực ngày 23/3/1976 mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982.

Thứ năm, cụ thể hóa quy định tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 vào Điều 16 BLTTHS, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự: " Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này".

Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam đến khi truy tố có nhiều khả năng, cũng như nguy cơ xảy ra các hành vi tra tấn, bức cung, dùng nhục hình sẽ được thực hiện. Vì vậy, để hạn chế việc thực hiện các hành vi nêu trên thì người bào chữa cần phải có mặt, tham gia ngay từ giai đoạn tố tụng ban đầu, cụ thể trong giai đoạn khởi tố vụ án thì người bào chữa tham gia từ khi một người bị bắt (trong trường Hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang), bị tạm giữ, tạm giam. Đồng thời, quy định quyền của người bào chữa là có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên hoặc kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can.

Ngày 12/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Quyết định số 65/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Đề án được ban hành nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và Công ước chống tra tấn được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với việc triển khai có hiệu quả pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan; lồng ghép triển khai Đề án với triển khai các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn với triển khai tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; lồng ghép, tích hợp các quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn trong nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo các chức danh tư pháp và các nhà trường; ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn./.

 

 

 

 

 

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập