Di tích lịch sử Cầu Tà Vài

1. Địa điểm, đường đi đến di tích

Cầu Tà Vài xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cách trung tâm huyện lỵ Yên Châu 12km về phía Đông Nam, cầu được bắt qua Suối Sặp, nối liền Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên Tây Bắc.Đây là cây cầu giao thông quan trọng nhất trên tuyến giao thong quốc lộ 6, nối liền giữa miền xuôi với vùng Tây Bắc sang nước bạn Lào.

2. Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính di tích

Năm 1964, trước những thất bại ngày càng lớn của “Chiến tranh đặc biệt” ở Miền Nam, đế quốc Mỹ càng ngày đẩy mạnh các hoạt động phá hoại Miền Bắc. Năm 19655, chiến lược “Chiến tranh đặc biêt” của đế quốc Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Chính quyền Giôn Xơn tăng cường viện trợ cho ngụy quyền đẩy mạnh chiến tranh lên quy mô lớn ở Miền Nam, đồng thời dung không quân, biệt kích phá hoại Miền Bắc, nhằm ngan chặn sự chi viện của Miền Bắc đối với đồng bào Miền Nam.

Trong âm mưu chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, Tây Bắc là một địa bàn “Trong điểm” đối với quân xâm lược. Sau 10 tháng gây ra sự kiện vịnh Bắc Bộ” lấy cớ ném bom bắn phá Miền Bắc, ngày 14-6-1965 máy bay Mỹ leo thang ném bom bắn phá Mộc Châu mở đầu cuộc chiến tranh bắn phá Sơn La. Cùng nhân dân cả nước nhân dân các dân tộc Sơn La bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Chấp hành Nghị quyết TƯ Đảng, lời kêu gọi chống mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí minh. Tỉnh ủy Sơn La kịp thời chỉ đạo tổ chức quán triệt các nghị quyết của TƯ tới các huyện, đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác an ninh, triển khai công tác phòng không nhân dân, sơ tán phòng tránh máy bay bắn phá và ra nghị quyết số 06 về công tác quân sự địa phương 3 năm, hướng dẫn tổ chức lực lượng chiến đấu chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Cũng như các Đảng bộ khác trong toàn tỉnh Đảng bộ huyện Yên Châu triển khai kịp thời các nghị quyết TƯ Đảng về đường lối quân sự và nghị quyết của tỉnh ủy Sơn La, đồng thời quan tâm giáo dục chính trị cho nhân dân nhận thức rõ chủ trương, đường lối của Đảng là đúng đắn, thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và từ đó quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ngày 14-6-1965, Ban thường vụ Huyện ủy Yên Châu họp và nhận định tình hình: mỹ bắn phá Tây Bắc thì Yên Châu sẽ là nơi đầu song ngọn gió. Yên Châu không phải là trọng điểm để chúng bắn phá về chính trị, nhưng lại là trọng điểm của các điểm nút giao thong quan trọng thong quan trọng Yên châu nằm trên trục quốc lộ 6,

Có đường 13A, đường 17 với 32 cầu, cống lớn nhỏ và đèo: Chiềng Đông và Tạ Khoa, bến phà Tạ Khoa cũng là mục tiêu bắn phá chủ yếu của đế quốc Mỹ. Cuộc họp cũng tiến hành kiểm tra các phương án sơ tán các cơ quan và nhân dân, kiểm tra công tác phòng không nhân dân, phân công cán bộ huyện xuống các xã, bản để ổn định tư tưởng nhân dân, tổ chức cho nhân dân sơ tán.

Cùng ngày 14-6-1965, Huyện ủy chính thức đặt lực lượng vũ trang và bàn vũ trang của huyện trong tình trạng chiến tranh.

Đúng như nhận định của huyện ủy. Ngày 20-6-1965 máy bay Mỹ bất ngờ ném 6 quả bom xuống bản Khâu Đay (xã Chiềng Hặc) và bắn 20 quả rốc két xuống cầu Tà Vài. Bắt đầu từ đây, máy bay Mỹ với đủ các loại, lien tục bắn phá Yên Châu. Do làm tốt công tác tư tưởng và sự chuẩn bị tốt các phương án đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên Yên Châu bước vào cuộc chiến tranh không bất ngờ.

Tháng 8-1965 Tỉnh ủy ra chỉ thị về công tác giao thông vận tải và dự đoán trước âm mưu và hành động của Mỹ, kịp thời đề ra các chủ trường ứng phó, quyết tâm đảm bảo mạch giao thông vận tải suốt trong mọi tình huống.

Ngoài 2 trận chính với phản lực là pháo 37ly, còn có một trận địa phụ được bố trí ở địa hình thấp hơn, gần cầu Tà Vài, đại đội hỏa lực 12,7ly này gồm 4 khẩu phân đều ở hai trung đội. Để bố trí được các khẩu đội 12,7ly và pháo 37ly ở các vị trí đã được xác định của nhân dân địa phương và bộ đội tiểu đoàn 14 đã phải đào công sự làm đường vòng quanh sườn đồi để kéo pháo lên. Mỗi khẩu pháo 37ly kéo lên trận địa phải sử dụng 200 người gồm nhân dân, dân quân và bộ đội.

Nhiệm vụ chủ yếu của tiểu đoàn 14 là: Bảo vệ cầu Tà Vài và chặn đánh hướng bay của không quân Mỹ từ phía Tây (Lào) bay sang ném bom cầu Tà Vài.


Cầu Tà Vài được xây mới

 

Để động viên tinh thần và giúp bộ đội, dân quân tự vệ yên tâm chiến đấu, nhân dân xã Chiềng Hặc đã đóng góp một lượng lớn lương thực, thực phẩm: 8.750 kg rau, 500 kg gà, vịt, 1282m3củi, hàng tấn lương thực…ngoài ra đội văn nghệ của xã còn đến tận trận địa phục vụ bộ đội và dân quân. Không những thế mà owre đây nhân dân xã đã bất kể ngày đêm khi mưa, khi nắng đã cùng bộ đội chiến đầu với trận oanh kích của máy bay địch. Nhiều lần phải chuyển trận địa nhân dân đã bện dây thừng cùng bộ đội kéo pháo.

Nhân dân dùng tre nứa làm lán cho bộ đội và giúp bộ đội đào được trên 3000m hầm hào trú ẩn trận địa, với quyết tâm bảo vệ huyết mạch giao thông cho chiến trường.

Địch phá hỏng đường, hỏng cầu, nhưng tinh thần của quân và dân ở đây không hệ nao núng mặc cho bom đạn gào thét vẫn hăng hái sửa đường cho xe qua, với phong trào thi đua “Tiếng hát át tiếng bom” và “Địch phá ta sủa ta đi, địch phá ta cứ đi”.

3 giờ chiều ngày 8-12-1965, 3 tốp máy bay địch từ hướng Tây đến. Hai tốp thả bom trên đồi nơi có trận địa pháo phòng không bảo vệ cầu. Còn một tốp lao xuống đánh cầu Tà Vài (từ hướng Hà Nội lên) hai nhịp cầu bị trúng bom rơi xuống suối, giao thông đường 6 bị cắt đứt. Do cầu ở vị trí khó khăn hiểm trở, suối rộng, nước sâu, giặc đánh ngày đêm không có khả năng làm lại. Trước tình hình nhu vậy bằng mọi giá phải thông đường cho xe qua. Lúc này đơn vị bảo vệ cầu quyết định làm đường tránh và đường ngầm để đảm bảo giao thông.

Đường ngầm cầu Tà Vài được làm cách chân cầu 800 – 1000m về phía hạ lưu. Giặc phát hiện tiếp tục đánh phá ác liệt. Những tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội và dân quân tự vệ đã đảm bảo mạch máu giao thông.

Với ý chí “Không có gì quý hơn độp lập, tự do” Đảng bộ, dân quân và nhân dân Yên Châu đã phát huy cao sức mạnh của chiến tranh nhân dân, chống lại chiến tranh phá hoại của kẻ thù… Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Yên Châu phát huy truyền thống chiến đấu ngoan cường, tinh thần đoàn kết một lòng, chịu đựng mọi hy sinh gian khổ với khí thế sôi sục căm thù quân xâm lược biến thành hành động cách mạng trong chiến đấu và sản xuất, góp phần xuất sắc vào thành tích đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ.Chỉ tính trong thời gian (1965 - 1968) cầu Tà Vài Yên Châu đã phải hứng chịu 46 trận đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ với 1272 trái bom.

Đến năm 1969 cầu Tà Vài được sửa chữa để đảm bảo giao thông trên quốc lộ 6.

Địa điểm cầu Tà Vài là bằng chứng ghi dấu tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nói đến cầu Tà Vài – Yên Châu là nói đến tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường và chiến đấu vẻ vang của quân và nhân dân các dân tộc Yên Châu chiến thắng đó đã góp phần vào thắng lợi của nhân dân các dân tộc Sơn La trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

3. Loại hình di tích

Cầu Tà Vài là loại hình di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược di tích này đã nói lên tinh thần chiến đấu dũng cảm và chiến tháng vẻ vang của quân và nhân dân Yên Châu nói riêng, nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Đồng thời, tố cáo tội ác hết sức dã man của đế quốc Mỹ.

4. Khảo tả di tích

Cầu Tà Vài được xây dựng vào năm 1961 do công ty giao thông Sơn La xây dựng. Cầu bắt qua suối Lóng Sập nằm trên trục đường Quốc lộ 6, nằm sát cạnh cầu là Bản Tát, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu. Hai bên bờ suối Lóng Sập là hai mố cầu bằng bê tông cốt thép đẹp nhất khu Tây Bắc lúc bấy giờ.Thành cầu được làm bằng thép cao: 2,5 mét, l;òng cầu được làm bằng bê tông rộng: 6,5m. Ngày 7-4-1963 cầu Tà Vài được thông xe.

5. Các hiện vật trong di tích

Hiện nay di tích còn lại hai mố cầu hai bên. Cách vị trí cầu Tà Vài cũ về phía thượng lưu khoảng 700 - 800m là một cầy cầu mới, ngoài ra cán bộ nghiệp vụ Bảo tàng Sơn La còn sưu tầm được một số hiện vật và bom tấn, bom bi tại khu vực di tích.Cạnh cầu Tà Vài mới về phía bờ Nam (phía Hà Nội) hiện nay đã xây dựng một nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh bảo vệ cầu. Diện tích khu nhà bia tưởng niệm là 400m3.

6. Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật

Là một di tích có giá trị lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Di tích cầu Tà Vài đã nói lên tinh thần đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm và chiến thắng vẻ vang của quân và dân Yên Châu nói riêng, nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ. Đồng thời là một bằng chứng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ.

Phòng Văn hóa và Thông tin



Thông tin mới nhất






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập