Những ngày tháng 8, trong không khí hân hoan, phấn khởi với những hoạt động của tỉnh Sơn La, huyện Yên Châu hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày cách mạng tháng 8 thành công. Chúng tôi có dịp trở lại bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, nơi có khu Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt với những câu chuyện, dấu ấn ghi đậm tình cảm, thủy chung, son sắc thắm tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam &ndash
Năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng ông Tráng Lao Lử, con trai cụ Tráng Lao Khô người đã có công nuôi giấu Chủ tịch cayxỏn - Phômvihản và Ban sung phong Lào Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Trò chuyện với chúng tôi, ông xúc động nhắc lại những câu chuyện đã được cha mình kể về thời kỳ hoạt động của Chủ tịch Kaysone Phomvihane:
Ông Tráo Lao Lử - Con trai ông Tráng Lao Khô: Trước đây gọi là vùng Phiêng Xa, người dân khó khăn lắm, có những năm gia đình phải thiếu lương thực 2 đến 3 tháng phải đi đào củ mài, làm thuê, làm mướn. Năm 1948, khi ông Cayxon tới đây liên lạc với ông Lao Khô nhờ ông giúp đỡ cách mạng Lào. Từ đấy Ông Lao khô với bảo với các cụ già trong bản mang một con gà vào rừng sau nhà để nói chuyện và kết nghĩa anh em, cùng thề với nhau, sống cùng nhau, chết cùng nhau, không ai phản bội lẫn nhau, anh em cùng chung thành với cách mạng, đi theo cách mạng đến cùng. Từ đấy đi người dân nghe ông Lao Khô cùng đùm bọc, bảo vệ Chủ tịch Cay xỏn, bảo vệ cán bộ Việt Minh.
Trong những tháng năm gian khổ đó, gia đình ông Tráng Lao Khô và người dân bản Phiêng Xa (nay là bản Lao Khô 1) đã cùng nhau nhường cơm, sẻ áo, đùm bọc, nuôi dấu Chủ tịch cayxỏn - Phômvihản và Ban sung phong Lào Bắc hoạt động an toàn.
Ông Tráo Lao Lử - Con trai ông Tráng Lao Khô: Ông Lao Khô đã vận động bà con có ngô, ăn ngô, có sắn ăn sắn, có gạo ăn gạo ta dành một phần để giúp cho cách mạng. Thế là ông Lao Khô đã tổ chức cho các em làm một cái lán trại tít dốc đỏ, trước là rừng âm u này thôi. Bà con ở đây mới xay ngô, xay thóc về đổ ở kho đó, rồi anh em xung phong Lào Bắc và đoàn công tác ở hang Thẩm Mế cứ hết lại về lấy ở đấy, mang đi. Chứ không mang sang trực tiếp, vì sợ lộ, đi nhiều nó mòn thì địch sẽ phát hiện. Khi Ban sung phong – Lào bắc và ông Cayxon đang ở hang Thẩm Mế thì ở bản Nà Khạng bên Lào có một người mông nó không tốt, nó xuống huyện Xiềng Khọ báo với Pháp là Việt Minh ở hang Thẩm Mế. Thế là, Pháp với kéo quân đến hỏi ông Lao Khô, ông Lao khô với bảo Họ có ở đấy nhưng bây giờ họ đi lâu rồi, cũng lâu rồi tôi không đi sang. Trong đó, ông Lao Khô cho em trai trong nhà chạy cấp tốc đi báo các anh tạm dời đi chỗ khác đã, sợ thằng Pháp ùa đến là không kịp. Khi thằng Pháp về ông Lao Khô mới thở được.
Những hoạt động tích cực của Ban xung phong Lào Bắc dưới sự chỉ huy của đồng chí Cayxỏn - Phômvihản và sự giúp đỡ chí tình của nhân dân vùng Phiêng Sa (nay là bản Lao Khô I) và gia đình ông Tráng Lao Khô, đã xây dựng căn cứ địa của cách mạng Lào, tạo tiền đề cơ bản, nền móng vững chắc cho sự phát triển phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đi đến thắng lợi.
Ông Tráo Lao Lử - Con trai ông Tráng Lao Khô: Năm 1951 khi chủ tịch Cay xỏn đi để giải phóng đất nước nào, Ông Lao Khô mới bảo tôi đi giải phóng Lào tôi không có gì, có 50 đồng bạc trắng để góp cho mua súng bắn thằng tây đưa cho liên lạc để chuyển cho ông Cay xỏn. Khi nghe tin đất nước Lào được giải phóng, gia đình đã góp được một phần công sức nhỏ bé cho cách mạng Lào đấy là điều rất phấn khởi.
Để ghi lại dấu ấn lịch sử, Khu di tích cách mạng Việt Nam – Lào tại bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu được khởi công vào năm 2012, khánh thành đưa vào hoạt động ngày 6/7/2017. Khu di tích xây dựng gồm các hạng mục: Đài biểu tượng Hữu nghị Việt Nam - Lào; nhà trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật quan trọng về tình hữu nghị Việt Nam-Lào; nơi dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane... Đặc biệt hơn nữa vào dịp cuối tháng 8/2022 vừa qua, đúng dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào; 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác Việt Nam – Lào, Cấp ủy chính quyền và nhân dân huyện Yên Châu đã vinh dự được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào.
Ông Tráo Lao Lử - Con trai ông Tráng Lao Khô: Được Đảng, nhà nước nâng cấp lên thành khu di tích quốc gia, tôi cảm thấy rất phấn khởi và tiếp tục tuyên truyền với thế hệ trẻ, đồng bào, bà con ta cố gắng giữ gìn mối tình đoàn kết, giữ gìn di tích này cho mãi mãi từ đời này, sang đời khác vẫn mãi mãi như thế.
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử, tình cảm gắn bó máu thịt của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào cũng như với nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào, Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại bản Lao Khô 1 còn là nguồn tư liệu lịch sử quý giá. Đây cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau và biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Trần Sơn