Điều kiện tự nhiên
Lượt xem: 2845
1. Vị trí địa lý: Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, nằm trên trục Quốc lộ 6, cách Hà nội 240 km theo hướng tây bắc, cách thị xã Sơn La 64 km về phía đông, là khu vực đệm giữa 2 cao nguyên Nà Sản và Mộc Châu, có toạ độ địa lý: 104 0 10’ - 104 0 40’ kinh độ đông, 21 0 07’ - 21 0 14’ vĩ độ bắc, phía đông giáp huyện Mộc Châu, phía tây giáp huyện Mai Sơn, phía bắc giáp huyện Bắc Yên, phía nam tiếp giáp với nước CHDCND Lào, có trên 56 km đường biên giới. Bản đồ huyện Yên Châu 2. Địa hình: Yên Châu là một huyện miền núi cao, địa hình chia cắt nhiều và chia thành 2 vùng rõ rệt: - Vùng lòng chảo Yên Châu và vùng cao biên giới. Vùng lòng chảo có 9/15 xã, xen giữa 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản nằm ở độ cao trung bình 400 m so với mặt biển. - Vùng cao biên giới có 6/15 xã, nằm ở độ cao từ 900 - 1000 m so với mặt nước biển, các xã cách trung tâm huyện từ  30 -70 km. 3. Khí hậu thời tiết: Huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5- 10, mùa khô hanh từ tháng 11-4 năm sau, mùa khô thường có rét đậm kéo dài nhiệt độ trung bình năm 23 0 c, nhiệt độ có ngày cao nhất 40,5 0 c, nhiệt độ có ngày thấp nhất 1,7 0 c, biên độ chênh lệch ngày đêm khá cao. Độ ẩm trung bình 78,2 %, độ ẩm thấp nhất 38,7 %. 4. Về gió : Chịu ảnh hưởng của gió bắc và gió đông bắc song không nhiều, gió thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Vùng quốc lộ 6 bị ảnh hưởng của gió tây (gió Lào) khô và nóng, gió thường thổi từ tháng 3 đến tháng 5. 5 .  Tài nguyên đất : Gồm nhiều loại đất Ferlit phát triển trên các loại đá nên phụ thuộc nhiều vào tính chất của đá mẹ, do nguồn gốc hình thành chia ra làm 3 loại chính: Đất núi, đất nhiệt đới ẩm, đất ruộng. 6. Tài nguyên nước : - Vùng quốc lộ 6 có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối Sặp và hệ thống suối Vạt. Hệ thống suối Sặp bắt nguồn chảy từ Mộc Châu và các nhánh khác nhập về như: Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà, Suối Phà... và hợp với suốt Vạt ở xã Sặp Vạt. trữ lượng nước nhiều nhưng giá trị sử dựng của suối này còn thấp, chưa đựơc khai thác tốt chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt. Hệ thống suối Vạt bắt nguồn từ dãy Khau cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như: Huổi Hịt, Huổi Lưu, Huổi Tủm... nhập vào chữ lượng nước không nhiều nhưng nó là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của vùng. - Vùng cao biên giới có hệ thống suối Nậm Pàn chảy theo hướng Tây bắc đổ ra sông Đà (huyện Mai Sơn) , suối này chỉ phục vụ một phần ít cho xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài và tập trung chủ yếu cho công trình thủy lợi Chờ Lồng.  

1. Vị trí địa lý: Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, nằm trên trục Quốc lộ 6, cách Hà nội 240 km theo hướng tây bắc, cách thị xã Sơn La 64 km về phía đông, là khu vực đệm giữa 2 cao nguyên Nà Sản và Mộc Châu, có toạ độ địa lý: 104010’ - 104040’ kinh độ đông, 210 07’ - 21014’ vĩ độ bắc, phía đông giáp huyện Mộc Châu, phía tây giáp huyện Mai Sơn, phía bắc giáp huyện Bắc Yên, phía nam tiếp giáp với nước CHDCND Lào, có trên 56 km đường biên giới thuộc địa phận 04 xã Chiềng Tương, Chiềng On, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng.

Bản đồ huyện Yên Châu

2. Địa hình: Yên Châu là một huyện miền núi cao, địa hình chia cắt nhiều và chia thành 2 vùng rõ rệt:

- Vùng lòng chảo Yên Châu và vùng cao biên giới. Vùng lòng chảo có 9/15 xã, xen giữa 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản nằm ở độ cao trung bình 400 m so với mặt biển.

- Vùng cao biên giới có 6/15 xã, nằm ở độ cao từ 900 - 1000m so với mặt nước biển, các xã cách trung tâm huyện từ  30 -70 km.

3. Khí hậu thời tiết: Huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5- 10, mùa khô hanh từ tháng 11-4 năm sau, mùa khô thường có rét đậm kéo dài nhiệt độ trung bình năm 23 0c, nhiệt độ có ngày cao nhất 40,5 0c, nhiệt độ có ngày thấp nhất 1,7 0c, biên độ chênh lệch ngày đêm khá cao. Độ ẩm trung bình 78,2 %, độ ẩm thấp nhất 38,7 %.

4. Về gió: Chịu ảnh hưởng của gió bắc và gió đông bắc song không nhiều, gió thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Vùng quốc lộ 6 bị ảnh hưởng của gió tây (gió Lào) khô và nóng, gió thường thổi từ tháng 3 đến tháng 5.

5Tài nguyên đất: Gồm nhiều loại đất Ferlit phát triển trên các loại đá nên phụ thuộc nhiều vào tính chất của đá mẹ, do nguồn gốc hình thành chia ra làm 3 loại chính: Đất núi, đất nhiệt đới ẩm, đất ruộng.

6. Tài nguyên nước:

- Vùng quốc lộ 6 có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối Sặp và hệ thống suối Vạt. Hệ thống suối Sặp bắt nguồn chảy từ Mộc Châu và các nhánh khác nhập về như: Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà, Suối Phà... và hợp với suốt Vạt ở xã Sặp Vạt. trữ lượng nước nhiều nhưng giá trị sử dựng của suối này còn thấp, chưa đựơc khai thác tốt chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt. Hệ thống suối Vạt bắt nguồn từ dãy Khau cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như: Huổi Hịt, Huổi Lưu, Huổi Tủm... nhập vào chữ lượng nước không nhiều nhưng nó là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của vùng.

- Vùng cao biên giới có hệ thống suối Nậm Pàn chảy theo hướng Tây bắc đổ ra sông Đà (huyện Mai Sơn), suối này chỉ phục vụ một phần ít cho xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài và tập trung chủ yếu cho công trình thủy lợi Chờ Lồng.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1