Chị Lìa Thị Dơ, hội viên phụ nữ dân tộc Mông xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia hoạt động Hội
Lượt xem: 32
Xã Chiềng Tương là xã vùng III của huyện Yên Châu, có đường biên giới là 21,1 km giáp nước CHDCND Lào, tổng diện tích tự nhiên là 6.997,5 ha. Xã có 9 chi hội, có 538 hội viên tham gia sinh hoạt, 100% là người dân tộc Mông. Mặc dù địa hình, khí hậu khắc nghiệt nhưng những chị em phụ nữ trên địa bàn luôn cần cù, chịu khó học hỏi, tập trung phát triển kinh tế. Một trong những người tiêu biểu phải kể đến đó là chị Lìa Thị Dơ, hội viên phụ nữ bản Pa Kha I xã Chiềng Tương, làm giàu từ mô hình kết hợp nông nghiệp trồng cây ăn quả, hoa m
anh tin bai

Chị Lìa Thị Dơ, sinh năm 1981, người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà có 6 anh chị em, bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, năm 2000 chị lập gia đình, năm 2005 vợ chồng chị ra ở riêng, là hộ nghèo chị luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, để phấn đấu thoát nghèo, bên cạnh sự tư vấn, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của các ban, ngành, đoàn thể, gia đình chị đã quyết định phát triển kinh tế theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong trồng cây ăn quả, hoa màu, tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm của gia đình và nhân dân, giới thiệu mua bán vải thổ cẩm của dân tộc Mông, năm 2015 gia đình chị đã mạnh dạn vay vốn hộ nghèo với số tiền 25 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, đến năm 2018 gia đình chị đã thoát nghèo. Đến năm 2022 gia đình chị tiếp tục vay vốn Ngân hàng CSXH với số tiền 50 triệu đồng nguồn vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

Chị tham gia sinh hoạt Hội từ năm 2002. Sau khi được học tập các mô hình thông qua sách báo và các hộ tại các xã lân cận do các tổ chức Hội giới thiệu, với khí hậu, đất đai thổ nhưỡng ưu ái, gia đình chị cũng như nhiều gia đình khác trên địa bàn xã đã trồng hơn 300 cây mận, cây đào, bắt đầu cho thu hoạch được 5 năm, năm 2024 giá mận trung bình 20.000đ/kg, cho thu nhập trên 100 triệu từ mận;  Không những chỉ trồng cây ăn quả, gia đình chị Dơ còn đầu tư làm giàn, hệ thống nước tưới để trồng rau mầu như bí đao, đỗ xanh, đậu côve vụ xuân hè, cho thu nhập hơn 60 triệu/vụ, vụ đông xuân trồng bắp cải, cho thu nhập hơn 50 triệu/vụ. 

anh tin bai

Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế, chị Dơ còn tranh thủ thời gian nông nhàn thêu, may, mua, bán váy, áo, thổ cẩm của dân tộc Mông nhằm phục vụ nhu cầu của gia đình và bán cho khách hàng với mục đích giới thiệu, quảng bá và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông.

Chị luôn chủ động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, chị đã vận dụng linh hoặt, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua zalo, Facebook nhờ vậy các sản phẩm hoa quả, rau mầu và thổ cẩm, may mặc trang phục truyền thống dân tộc của chị được khách hàng thu mua tận nhà và dần dần được nhiều người biết đến. Với cách tiếp cận như vậy, gia đình chị bình quân một năm trên 220 triệu.

Từ kinh nghiệm và cách làm của bản thân và gia đình chị đã chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên phụ nữ và nhân dân trong bản học tập, làm theo, áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tinn trong phát triển kinh tế gia đình, giới thiệu sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình, đặc biệt chị đã truyền cảm hứng cho chị em trong việc mạnh dạn vượt qua những định kiến giới, phụ nữ dân tộc Mông đã có nhiều chị tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình.

Chị Lìa Thị Dơ cũng là một hội viên phụ nữ tiêu biểu, tích cực tham gia sinh hoạt Hội và các hoạt động do các cấp Hội tổ chức, luôn động viên chồng con, hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, nghị quyết Đại Hội Phụ nữ các cấp,thực hiện tốt phong trào thi đua Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mớigắn với xây dựng người phụ nữ Sơn La đoàn kết, nhân ái, thân thiện, khát vọng vươn lên và rèn luyện 4 phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm trong gia đình, hội viên trong chi hội, hàng năm gia đình chị đều đạt gia đình văn hóa.

Chị đã cùng với chi hội tích cực tuyên truyền vận động các thành viên trong gia đình và hội viên phụ nữ thực hiện tốt cuộc vận động“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trồng hoa, cây cảnh xung quanh nhà, ra quân vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, phát các tuyến đường trong bản, khuôn viên nhà văn hóa gắn với tuyên truyền bảo vệ môi trường, tổ chức cuộc sống gia đình, tạo điều kiện cho các con tham gia học tập tốt; Tuyên truyền vận động các thành viên gia đình, người thân, hàng xóm, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang; Tích cực cùng chi hội tuyên truyền không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không vi phạm chính sách dân số, tuyên truyền bảo vệ đường biên mốc giới....;Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương.

Quàng Hoa - Hội LHPN Yên Châu

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1