Chị Lê Thị Doan năng động phát triển kinh tế
Lượt xem: 44
Trong những năm qua, phát triển kinh tế gia đình từ trồng cây ăn quả đã và đang là hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với hội viên phụ nữ xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu. Thông qua mô hình này, nhiều hội viên đã tự mình vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sống cho gia đình, phát triển kinh tế địa phương. Chị Chị Lê Thị Doan - sinh năm 1983 hội viên chi hội phụ nữ bản Cồn Huốt 1 xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu là một điển hình trong những tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi như vậy.
anh tin bai

Phát huy thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng, chị Lê Thị Doan - bản Cồn Huốt 1 xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu cùng hội viên phụ nữ, nhân dân trong xã đã lấy cây mận hậu làm cây trồng “mũi nhọn”. Chị Doan chia sẻ: gia đình bắt đầu trồng mận hậu từ cách đây hơn 10 năm, nhưng chỉ trồng với diện tích nhỏ và chưa có khái niệm chăm bón cây mận hậu. Khoảng từ năm 2015, khi mận hậu có giá, thấy nhiều hộ dân thu lãi được tiền trăm triệu mỗi năm, chị Doan mở rộng trồng thêm và tập trung chỉ trồng chuyên canh cây mận hậu. Thông thường cây mận hậu chỉ cho năng suất cao trong khoảng chục năm đầu, sau đó sẽ già cỗi và thoái hóa. Để trẻ hóa cây mận, kéo dài thời gian thu hoạch, chị Doan tham gia các lớp tập trồng, chăm sóc, cùng với đó, đầu tư hệ thống tưới nước tự động, nhờ đó mận hậu nhà chị cho ra quả to, chín đều, mọng nước, sản lượng ổn định, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại vườn mận của gia đình chị đang thời điểm chín rộ cũng là lúc chị Doan bắt đầu thu hoạch, đổ bán sỉ cho các thương lái miền xuôi. Với 1.000 cây mận hậu đã cho thu hoạch, bình quân mỗi năm gia đình chị thu khoảng 100 tấn quả, năm 2023 gia đình chị thu về hơn 800 triệu đồng. Thường thì vợ chồng chị chăm sóc vườn mận, nhưng vào mùa thu hoạch thì thuê thêm nhân công. Vụ mận năm nay, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, vườn mận của gia đình chị Doan dự kiến thu khoảng 90 tấn quả. Chị Doan cho biết:  "từ đầu vụ mận đến nay, gia đình chị đã bán được hơn 900 triệu đồng tiền mận, hiện chị thu hái rải vụ đến hết tháng 6 để đảm bảo luôn có mận bán ra thị trường". Ngoài phương thức bán hàng truyền thống, chị Doàn còn ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, internet, sử dụng mạng xã hội, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng qua các kênh online như: Facebook, Zalo, TikTok. Ngoài việc đăng giới thiệu sản phẩm mận hậu của địa phương trên trang cá nhân, chị Doan còn livestream để tăng tương tác....Nhờ bán hàng chất lượng, chị Doan tạo được lượng khách của riêng mình, sản phẩm mận chị bán luôn được giá cao. Chị Lê Thị Doan - bản Cồn Huốt 1 xã xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu chia sẻ:

          Chị Lê Thị Doan - Bản Cồn Huốt 1 xã Phiêng Khoài: "mới đầu gia đình trồng với quy mô nhỏ, nhưng nhận thấy chất đất, khí hậu, thời tiết ở Phiêng Khoài hợp với cây mận nên nhà mình mở rộng ra trồng quy mô lớn hơn. Như hiện tại bây giờ nhà mình đang trồng hơn 1.000 gốc mận. Cùng với phương pháp bán hàng truyền thống trước kia, bán hàng tiktok, online... hàng của mình đa số đi miền Nam nhiều, mận của mình bán được giá hơn. Tôi mong muốn thương hiệu mận Phiêng Khoài được nhiều người biết đến, cả trong nước và ngoài nước để giá cả luôn ổn định, bà con đỡ vất vả".

          Từ kinh nghiệm thành công của bản thân, chị Doan không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm hay, những cách làm có hiệu quả trong sản xuất, cũng như chia sẻ cách thức bán hàng online để chị em cùng phát triển kinh tế. Bản thân chị Doan cũng là một hội viên phụ nữ rất nhiệt tình với công tác hội, luôn tham gia nhiệt tình trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” ở phương.

          Chị Doãn Thị Mừng  - Bản Cồn Huốt 1 xã Phiêng Khoài: "tôi là hội viên phụ nữ cùng sinh hoạt chi hội với chị Doan nên cùng học hỏi kinh nghiệm, chia em cùng chia sẻ kinh nghiệm làm vườn cho nên cây mận luôn đạt chất lượng tốt, quả đều, to. Chị em cũng cùng chia sẻ kinh nghiệm bán online gửi vào nam rồi đi các tỉnh thành, nói chung được giá thành cũng cao, giúp chị em trong chi hội phát triển, ngày càng đi lên".

          Chị Phạm Thị Óng - Chủ tịch Hội LHPN xã Phiêng Khoài: "chị Lê Thị Doan là 1 hội viên trẻ của chi hội phụ nữ bản Cồn Huốt 1. Chị cũng đã tìm hiểu và áp dụng KHKT, hiện tại mô hình mận của gia đình chị, sản lượng thu hoạch rất tốt, chúng toi đánh giá đây là mô hình rất hiệu quả. Bên cạnh đó chị cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình tới các hội viên khác để cùng áp dụng những kinh nghiệm đó vào vườn của các chị em trong chi hội. Đến hiện tại, 100% chị em hội viên chi hội bản Cồn Huốt đều có những vườn mận và đạt hiệu quả tương đối. Không chỉ là 1 hội viên phát triển kinh tế giỏi mà chị còn rất nhiệt tình tham gia các phong trào của chi hội, về văn hóa, văn nghệ, TDTT chị cũng là 1 hội viên rất nhiệt tình". 

anh tin bai

          Biết phát huy tiềm năng lợi thế của quê hương, cùng với sự quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất của mình, chị Lê Thị Doan đã thành công trong phát triển mô hình trồng cây mận hậu, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương, đồng thời là "cầu nối" đưa "thương hiệu mận Phiêng Khoài Yên Châu" bay xa đến với người tiêu dùng./.

Hà Huyền - Hoàng Dương

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1