Hội viên phụ nữ xã Chiềng On, huyện Yên Châu làm kinh tế giỏi
Lượt xem: 26
Chị Vì thị Thắm sinh năm 2000, dân tộc Xinh Mun, là hội viên Chi hội phụ nữ bản Nà Dạ, xã Chiềng On, huyện Yên Châu. Chị được biết đến là một người hội viên phụ nữ trẻ, đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, đồng thời là tấm gương sáng cho những hội viên khác noi theo trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.
anh tin bai

Chiềng On là xã vùng III, biên giới của huyện Yên Châu, tổng diện tích đất tự nhiên là 6.821 ha; có chiều dài đường biên 15,0 km giáp nước CHDCND Lào; 12 bản với 05 dân tộc anh em cùng sinh sống (dân tộc Mông, Xinh Mun, Kinh, Thái và dân tộc Khơ Mú) với tổng số 1.322 hộ và 6.368 nhân khẩu, xã còn 758 hộ nghèo chiếm 57,34%,cận nghèo 213 chiếm 16,11%, là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Yên Châu; toàn xã có 1.236 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, tổng số phụ nữ 18 tuổi trở lên có mặt tại địa bàn là 1.218, tổng số phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội 832 HV (đạt 68,3% tỷ lệ thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội), trong đó hội viên phụ nữ nghèo 595 HV,  40 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.

Chị thắm lập gia đình và tham gia sinh hoạt Hội từ năm 2019, là hội viên phụ nữ trẻ, năng động, sinh ra và lớn lên tại xã vùng biên còn khó khăn về nhiều mặt, tuy nhiên ngay từ khi lập gia đình, chị cùng gia đình chồng đã chủ động trong học tập kinh nghiệm qua sách báo, ti vi và qua tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương, qua tổ chức Hội, không quản ngại khó khăn vì đất đồi, gia đình chị đã bàn bạc, thống nhất cải tạo đất đồi và đưa giống bí xanh (bí đao) về trồng với hơn 4.000 gốc bí, 2 năm đầu gia đình chị làm giàn tạm, năm 2021 gia đình anh chị đã đầu tư làm giàn kiên cố, đầu tư hệ thống nước tưới, rào B40 quây nuôi lợn đen, thường xuyên duy trì đàn giao động 40-60 con, dê 10-12 con, ngoài ra còn có hơn 1ha trồng mận, trồng ngô, ruộng, ao đủ để trang trải cuộc sống. Vợ chồng anh chị cũng chủ động trong tự nghiên cứu, học hỏi về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thường xuyên theo dõi phát hiện để kịp thời xử lý phòng, chữa bệnh cho cây trồng vật nuôi, chính vì vậy mà đã tránh được rủi ro; chủ động trong kết nối với thương lái thu mua các sản phẩm gia đình sản xuất, các thương lái đều đến thu mua tận vườn, tận nhà, với gia thu mua bí giao động từ 6.000đ-10.000/kg tùy từng thời điểm, trồng hơn 2 tháng thì cho thu hoạch, trung bình một mỗi vụ thu hoạch được khoảng 6-8 lứa, mỗi lứa được khoảng tầm 2 -2,5 tấn (mỗi năm bình quân thu hoạch 15-16 tấn bí). Sau thu hoạch bí, gia đình chị lại làm đất tiếp tục trồng đỗ cô ve, mỗi năm thu hoạch khoảng 2-3 tấn đỗ với giá bán trung bình từ 8.000-15.000đ/1kg; lợn tùy theo trọng lượng giá bán giao động 80.000đ-100.000đ/kg, mỗi năm xuất bán khoảng 40-60 con. Theo chia sẻ của anh chị, bình quân 1 năm gia đình anh chị thu nhập từ chăn nuôi và trồng cây ăn quả sau khi trừ chi phí khoảng 200 -250 triệu đồng. 

anh tin bai
anh tin bai

Không chỉ làm kinh tế giỏi, năng động, sáng tạo nắm bắt thời cơ trong phát triển kinh tế, chị còn gương mẫu, đi đầu trong các phòng trào của Hội phụ nữ địa phương. Gia đình chị có cả chị và mẹ chồng chị đều tham gia sinh hoạt Hội, gia đình chị luôn sống hòa thuận, thương yêu, đùm bọc, chia sẻ, tôn trọng nhau. Chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, cách làm ăn phát triển kinh tế của bản thân mình, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi cho các chị em trong chi hội có nhu cầu để phát triển kinh tế. Có thể nói, chị Vì Thị Thăm và gia đình chị là tấm gương điển hình về sự cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, trong tổ chức cuộc sống gia đình, trong tham gia hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ, biết vươn lên làm giàu chính đáng và cũng là một mô hình dân vận khéo của địa phương góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển./.

 

Quàng Hoa -Hội LHPN huyện Yên Châu  

Tin tức
















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1